Chuột chũi cái mọc tinh hoàn để sinh tồn dưới lòng đất

Quá trình tiến hóa cho phép chuột cái phát triển bộ phận sinh dục đực và tiết hormone giúp chúng trở nên khỏe hơn để đào hang.

Chuột chũi cái có cơ quan sinh sản khác với mọi động vật có vú. Nếu xét theo tiêu chuẩn của các loài khác, chúng không hoàn toàn là giống cái. Thay vào đó, một số cá thể chuyển giới nếu chúng có cả mô buồng trứng và tinh hoàn, đồng thời âm đạo biến mất vào mùa sinh sản. Nghiên cứu mới công bố hôm 9/10 trên tạp chí Science giải thích cơ chế di truyền phía sau hiện tượng khác thường này.

Chuột chũi cái mọc tinh hoàn để sinh tồn dưới lòng đất
Chuột chũi phải đào đất để sinh tồn. (Ảnh: Telegraph).

Ở ít nhất 8 loài chuột chũi, phần lớn con đực có nhiễm sắc thể XY và chỉ có mô tinh hoàn giống như những động vật có vú khác. Chuột chũi cái có hai nhiễm sắc thể X nhưng lại sở hữu cả buồng trứng và tinh hoàn. Bộ phận tinh hoàn chứa tế bào Leydig sản sinh androgen (hormone nam), khiến chuột cái có nhiều testosterone như con đực, thậm chí nhiều hơn. Các nhà sinh vật học kết luận điều này rất hữu ích với loài chuột sống phụ thuộc vào khả năng đào đất.

"Chúng tôi đặt giả thuyết ở chuột chũi, không chỉ có thay đổi trong gene mà cả ở những vùng điều hòa thuộc các gene", giáo sư Stefan Mundlos đến từ Viện Di truyền Phân tử Max Planck cho biết. Phân tích hệ gene của chuột chũi Iberia (Talpa occidentalis) của nhóm nghiên cứu giúp chứng minh giả thuyết trên.

Gene CYP17A1 chịu trách nhiệm cho hormone nam ở nhiều loài, xuất hiện 3 lần ở hệ gene của chuột chũi thay vì chỉ một lần. Một số đoạn ADN xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong hệ gene của chuột chũi so với những loài động vật có vú khác, làm thay đổi mức độ biểu hiện.

Để xác nhận nguyên nhân di truyền, nhóm nghiên cứu tạo ra chuột nhắt biến đổi gene giống như chuột chũi. Họ phát hiện chuột nhắt được không bị ảnh hưởng, nhưng con cái sản sinh nhiều testosterone như con đực và có thể trạng khỏe hơn chuột nhắt không biến đổi gene. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng về mặt tiến hóa của hiện tượng tái sắp xếp các gene.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt trăn Miến Điện lớn kỷ lục ở Mỹ

Bắt trăn Miến Điện lớn kỷ lục ở Mỹ

Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Florida (FWC) cho biết con trăn dài 5,72 m lập kỷ lục mới ở bang.

Đăng ngày: 12/10/2020
Cá nóc phình thân tự vệ, lươn chết ngạt trong đau đớn

Cá nóc phình thân tự vệ, lươn chết ngạt trong đau đớn

Con lươn biển moray phải trả giá bằng cả mạng sống khi chọn nhầm con mồi trong lúc kiếm ăn.

Đăng ngày: 10/10/2020

"Sâu điên" Nhật Bản đang đe dọa các hệ sinh thái rừng ở Mỹ

Không biết tới đây bằng cách nào nhưng những con giun nhỏ này đang "Nhật hóa" đất Mỹ một cách vô cùng hiệu quả.

Đăng ngày: 09/10/2020
Khoa học chế trứng rùa giả để triệt phá một trong những loại tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất với thế giới động vật

Khoa học chế trứng rùa giả để triệt phá một trong những loại tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất với thế giới động vật

Trứng rùa giả thì có tác dụng gì trong việc... bắt tội phạm? Đây là câu trả lời.

Đăng ngày: 09/10/2020
Báo, linh cẩu và chó hoang hỗn chiến tranh mồi

Báo, linh cẩu và chó hoang hỗn chiến tranh mồi

Báo hoa mai hạ gục linh dương nhưng không kịp giấu con mồi trước khi đàn chó hoang và linh cẩu kéo đến.

Đăng ngày: 09/10/2020
Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

Cơ thể của chim như chia làm hai theo đúng nghĩa đen, một bên là sắc vàng của chim trống, một bên là màu đỏ của chim mái.

Đăng ngày: 08/10/2020
Lần đầu tiên sau 3000 năm biến mất, quỷ Tasmania quay trở lại lục địa Australia

Lần đầu tiên sau 3000 năm biến mất, quỷ Tasmania quay trở lại lục địa Australia

Nổi tiếng vì sự hung dữ và bộ hàm mạnh mẽ, quỷ Tasmania đã bị xóa sổ hoàn toàn ở lục địa Australia vào thời điểm 3000 năm trước

Đăng ngày: 07/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News