Chuột khổng lồ răng cam xâm chiếm California

Chính quyền California đang kêu gọi tiêu diệt loài chuột hải ly gây hại có thể đẻ 16.000 con non chỉ trong ba năm.

Những con chuột nặng tới 9kg và dài một mét đang sinh sôi tràn lan ở bang California, Mỹ, International Business Times hôm 15/2 đưa tin. Loài chuột này có hàm răng màu cam, chân có màng và đuôi giống chuột chuột cống. Chúng là chuột hải ly, hay còn gọi là chuột coypu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Do được thuần hóa, chúng lan khắp thế thế giới và được phát hiện ở cả Canada và châu Âu.


Chuột hải ly là động vật xâm hại chuyên phá hủy hoa màu. (Ảnh: Pixabay).

Chuột hải ly trông như họ hàng xa của hải ly, nhưng chúng là động vật ăn cỏ. Chúng có thể rất hung dữ trong một số tình huống. Chính mầm bệnh chúng mang trên mình biến loài vật này thành mối đe dọa. Chúng có thể truyền bệnh dại, Triple E, bệnh đường ruột, bệnh xoắn khuẩn vàng da hoặc toxoplasmosis sang con người. Chúng cũng là vật chủ của nhiều ký sinh trùng như chấy, rận và ve.

Trong năm ngoái, 20 cá thể chuột hải ly được tìm thấy ở ba hạt khác nhau thuộc bang California, bao gồm một con cái khỏe mạnh. Chuột hải ly nổi tiếng với khả năng sinh sản rất nhanh. Chuột cái có thể đẻ ba lứa mỗi năm, mỗi lứa có thể cho ra đời khoảng 20 con non. Tuổi thọ của chúng lên tới 10 năm. Theo Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ, chỉ một đôi chuột hải ly trong độ tuổi sinh sản có thể tạo ra 16.000 con non trong vòng ba năm.

Loài chuột này rất phàm ăn và có thể ăn bất kỳ hoa màu nào. Trong môi trường sống tự nhiên của chúng, chuột hải ly thường trở thành mục tiêu của những loài săn mồi như đại bàng đầu trọc, chim ưng hoặc cá sấu, nhưng các loài săn mồi trên không tồn tại ở California. Chính quyền bang cho rằng chuột hải ly đã bị diệt trừ thành công vào năm 1965 nhưng chúng đã tái xuất hiện.

Phòng Cá và Động vật hoang dã California (CDFW) đã lập một đường dây nóng để theo dõi chuột hải ly. Theo CDFW, chuột hải ly có thể phá hủy nghiêm trọng các nguồn tài nguyên địa phương, phá hủy đất đai, hoa màu, giảm độ ổn định của bờ sông, bờ kè và lòng đường, "Chúng tôi không biết có bao nhiêu con hoặc chúng xuất hiện trở lại như thế nào. Nhưng chúng tôi biết cần phải loại bỏ chúng", Peter Tira, phát ngôn viên của CDFW, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Loài cá kỳ lạ có thể sống trên cạn cả năm mà không chết

Loài cá kỳ lạ có thể sống trên cạn cả năm mà không chết

Đã là cá thì đương nhiên phải sống dưới nước, đó như là một quy luật tự nhiên không thể phủ nhận. Nhưng có một loài cá lại đi ngược lại quy luật đó.

Đăng ngày: 12/03/2025
Sinh vật độc lạ hệt như miếng sushi, nhưng chớ có đụng vào nhé...

Sinh vật độc lạ hệt như miếng sushi, nhưng chớ có đụng vào nhé...

Mỗi khi nhìn thấy con vật nào đó dễ thương, chúng ta thường nghĩ rằng: "Mang về nhà nuôi!".

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News