Chuột nâu Úc là động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Chính phủ Úc xác nhận sự tuyệt chủng đầu tiên của một loài động vật có vú là kết quả của sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Bộ trưởng Môi trường Úc Melissa Price ngày 20-2 tuyên bố rằng tình trạng của Bramble Cay melomys, một loài gặm nhấm bản địa sống ở cực bắc Bramble Cay của nước Úc, đã thay đổi từ "nguy cấp" sang "tuyệt chủng".

Chuột nâu Úc là động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Chính phủ Úc tuyên bố sự tuyệt chủng của loài chuột nâu Bramble Cay melomys do hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra - (Ảnh: QUEENSLAND ENVIRONMENTAL PROTECTION AGENCY)

Tân Hoa xã cho biết quyết định tuyên bố tuyệt chủng đối với loài gặm nhấm này được đưa ra 3 năm sau khi chính quyền Queensland đi đến kết luận tương tự và 10 năm sau khi loài này được nhìn thấy lần cuối.

Giám đốc chính sách liên bang về Đời sống Hoang dã, ông Tim Beshara nói rằng kế hoạch 5 năm từ năm 2008 để cứu loài gặm nhấm đã không được xem xét lại cho đến khi loài này được công nhận đã tuyệt chủng.

Trong báo cáo của chính quyền Queensland có đoạn: "Đây là đại diện cho sự tuyệt chủng được ghi nhận đầu tiên về một loài có vú dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra".

Trước đó, bản kế hoạch "bảo tồn và khôi phục" số lượng cho loài chuột này năm 2008 có viết là "hậu quả của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng và sự tăng cường của các cơn bão nhiệt đới tác động đến sự tồn tại của loài Bramble Cay melomys".

Thượng nghị sĩ Janet Rice, chủ tịch ủy ban điều tra cuộc khủng hoảng tuyệt chủng tại Úc, cho biết: "Sự tuyệt chủng của loài Bramble Cay melomys nên là một thảm kịch quốc gia và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ gần 500 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Úc là một câu hỏi lớn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chim cánh cụt hoàng đế đen tuyền cực hiếm

Phát hiện chim cánh cụt hoàng đế đen tuyền cực hiếm

Đoàn làm phim vô tình quay được khoảnh khắc xuất hiện của một con chim cánh cụt hoàng đế đen tuyền toàn thân, được xếp hàng cực hiếm.

Đăng ngày: 21/02/2019
Kì lạ loài nhện độc có sừng mọc trên lưng

Kì lạ loài nhện độc có sừng mọc trên lưng

Một loài nhện tarantula mới được phát hiện gần đây ở Angola có một đặc điểm khá kì lạ đó là sự xuất hiện của một "chiếc sừng" nổi bật trên lưng.

Đăng ngày: 20/02/2019
Phát hiện hai loài dơi mới ở châu Âu và Bắc Phi

Phát hiện hai loài dơi mới ở châu Âu và Bắc Phi

Hai loài dơi mới được phát hiện có thể được đưa vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng với số lượng hiếm và dễ bị tổn thương.

Đăng ngày: 20/02/2019
Phát hiện những loài cá xấu xí ở Amazon

Phát hiện những loài cá xấu xí ở Amazon

Với mõm phủ đầy xúc tu, những chiếc gai giống như móng vuốt nhô ra khỏi đầu và cơ thể được bọc trong áo giáp, những con cá trê mới được phát hiện này có thể khiến nhiều người sợ hãi.

Đăng ngày: 20/02/2019
Nghiên cứu mới xác nhận một trong những loài chim thông minh nhất thế giới chính là quạ!

Nghiên cứu mới xác nhận một trong những loài chim thông minh nhất thế giới chính là quạ!

Chúng thông minh hơn những gì con người đã từng nghĩ. Đó là sự thật được khoa học chứng minh.

Đăng ngày: 20/02/2019
Sinh vật

Sinh vật "nửa rùa, nửa rắn" khiến người dân Trung Quốc hoang mang

Người dân Quảng Châu bị sốc khi phát hiện một con vật có ngoại hình kỳ dị trong hồ nước tại công viên hồ Bạch Vân.

Đăng ngày: 19/02/2019
Loài giun kỳ lạ tự tiêm tinh trùng vào đầu để đẻ

Loài giun kỳ lạ tự tiêm tinh trùng vào đầu để đẻ

Cơ chế đặc biệt giúp loài giun dẹp Macrostomum hystrix có thể tự làm tình với chính mình rồi sinh sản nếu không tìm được cá thể khác.

Đăng ngày: 19/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News