Chụp được ảnh khu vực bí ẩn của Mặt trời

Kính thiên văn quan sát mặt trời của NASA đã chụp được những ảnh đầu tiên về tầng thấp nhất trong khí quyển Mặt trời, được gọi là “khu vực tầng ranh giới”. Đó là khu vực thần bí và chưa từng được biết tới, theo đánh giá của các chuyên gia tại NASA.

Bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn IRIS được NASA phóng lên hồi cuối tháng 6 vừa qua. Theo trang Space, bức ảnh được chụp sau 21 giờ sau khi kính viễn vọng được lệnh mở ra.


Bức ảnh đầu tiên do IRIS chụp được về tầng thấp trong khí quyển Mặt trời. (Ảnh: NASA)

Kính thiên văn quan sát mặt trời IRIS được thiết kế để chụp những hình ảnh sắc nét của các dòng chảy vật chất và kết cấu từ trường mỏng trong khí quyển mặt trời. Bức ảnh cho thấy, một năng lượng rất lớn được phát ra từ khu vực tầng ranh giới, đại diện NASA cho hay.

“Kính thiên văn IRIS chính thức đi vào hoạt động sẽ mở ra cho chúng ta cánh cửa để nghiên cứu tầng khí quyển của mặt trời”, John Grunsfeld, giám đốc khoa học của NASA khẳng định. “Chúng tôi hy vọng IRIS sẽ đem tới một cách kiến giải hoàn toàn mới”.

Kính thiên văn quan sát mặt trời IRIS được phóng lên quỹ đạo vào ngày 29/6 và chính thức đi vào hoạt động từ 17/7. Bức ảnh về khu vực tầng ranh giới là bức ảnh đầu tiên mà IRIS chụp được kể từ khi đi vào hoạt động.

Bức ảnh cho thấy những kết cấu mỏng, dạng sợi chiếm vai trò chủ đạo tại khu vực tầng ranh giới. Trước đây, các nhà khoa học chưa bao giờ quan sát thấy kết cấu như vậy trong bầu khí quyển của Trái đất.

IRIS cũng quan sát thấy có sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ và mật độ tại khu vực tầng ranh giới của Mặt trời, thậm chí là giữa các vật chất hình cầu nằm cách nhau vài trăm dặm Anh. Đài thiên văn quan sát Mặt trời cũng phát hiện các vết nhấp nháy (sáng lên sau đó nhanh chóng mờ đi).


Hai bức ảnh chụp cùng một khu vực do Đài quan sát động lực học Mặt trời (bên trái) và bức ảnh chụp của IRIS (bên phải).

Điều này có thể giải thích cách phát tán và hấp thu năng lượng của khu vực này, chuyên gia của NASA giải thích.

Trong nhiệm vụ 2 năm của mình, IRIS sẽ tập trung nghiên cứu một cách kỹ lưỡng khu vực tầng ranh giới của Mặt trời, nơi phát ra phần lớn tia tử ngoại mặt trời. IRIS sẽ quan sát sự di động, hấp thu năng lượng của các vật chất Mặt trời cũng như cách chúng làm nóng bầu khí quyển của Mặt trời.

NASA cho hay, trong những tuần kế tiếp, NASA sẽ tiếp tục kiểm tra IRIS để đảm bảo đài thiên văn mặt trời hoạt động tốt. Cho tới hiện tại, giám đốc dự án khá vừa lòng với những gì đạt được.

“Chất lượng những bức ảnh thu được cũng như quang phổ mà IRIS tiếp nhận rất tốt. Đây là điều mà chúng tôi mong đợi”, Alan Title, Giám đốc điều tra của dự án IRIS, thuộc công ty Lockheed Martin tại thành phố Palo Alto, bang California nói. “Vẫn cần nhiều thời gian để có những lý giải tốt hơn về những gì chúng ta đã quan sát được. Tuy nhiên, từ những gì thu được ở thời điểm hiện tại, tất cả đều đang rất thuận lợi”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News