Chụp được khoảnh khắc tân tinh bùng nổ rực rỡ

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc một tân tinh bùng nổ, một sự kiện hiếm gặp trong chu kỳ kéo dài từ hàng ngàn đến hàng triệu năm của một ngôi sao.

Các nhà thiên văn đã theo dõi một tân tinh – sự bùng nổ đột ngột về độ sáng – của một ngôi sao vô danh cách chúng ta 23.000 năm ánh sáng. Nhờ vào kết quả quan sát, các nhà khoa học có thêm bằng chứng cho các lý thuyết về những sự việc trong vũ trụ.

Vụ nổ tân tinh từ một ngôi sao lùn trắng trong hệ sao được gọi là V1213 Cen ở bầu trời hướng nam trong khu vực chòm sao Centaurus. Ngôi sao này có thể quan sát qua ống nhòm. Nó đột nhiên phát sáng và mờ dần vào tháng 5/2009.

Chụp được khoảnh khắc tân tinh bùng nổ rực rỡ
Hình ảnh thực tế một chu kỳ của tân tinh. Từ lúc im lặng, đến tân tinh lùn, đến phát nổ rồi thành hậu tân tinh.

Các nhà khoa học xác định về vụ nổ là Nova Centauri bằng cách kết hợp dữ liệu khảo sát bầu trời của OGLE, và một thí nghiệm quang học gọi là thấu kính hấp dẫn.

Theo Nature, hình ảnh về tân tinh cho thấy đó là tân tinh kiểu truyền thống: một ngôi sao lùn trắng bị mất đi khối lượng và mờ nhạt dần. Mặc dù chỉ mới quan sát được vài năm, nhưng đó là thời gian quan trọng của một sự kiện có thể kéo dài đến hàng triệu năm.

Các sao lùn trắng siêu dày đặc càng mất nhiều vật chất sẽ càng nhanh diễn ra phản ứng nhiệt hạch hơn, khi đó nó sẽ phát nổ thành một vụ nổ sáng rực rỡ rồi tắt ngóm và trở nên ít hoạt động hơn. Các nhà khoa học đã xác định được hàng loạt vụ nổ qua dữ liệu quan sát, trước khi nó bùng nổ độ sáng một cách đột ngột.

Bảy năm sau quan sát, Nova Centauri vẫn sáng hơn 50 lần so với trước đó nhưng hiện đang mờ nhạt dần. Nó sẽ mờ nhạt dần trong nhiều thế kỷ tiếp theo rồi bắt đầu một chu kỳ mới.

Có từ 5 đến 10 sự kiện như vậy được quan sát trong thiên hà qua mỗi năm, và tân tinh được sự quan tâm đặc biệt trong lịch sử khoa học. Vũ trụ học của 450 năm về trước vẽ nên thế giới một cách không hoàn hảo, Trái Đất là trung tâm của mọi sự sáng tạo vì chúng ta quan sát bầu trời không có nhiều biến đổi.

Năm 1572, nhà thiên văn học Tycho Brahe người Đan Mạch đã quan sát một thiên thể mà theo ông mô tả là De stella nova – một ngôi sao mới, ở nơi chưa từng có ngôi sao nào và nó sáng hơn cả Sao Kim. Đó là một phát súng khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học được phát triển nhanh chóng trong những thế kỷ tiếp theo bởi Galileo và Newton.

Chụp được khoảnh khắc tân tinh bùng nổ rực rỡ
Dải Ngân Hà trên bầu trời kính viễn vọng Warsaw, Đài quan sát Las Campanas. (Ảnh: K. Ulaczyk/Warsaw University Observatory).

Các nhà thiên văn ngày nay cho rằng, Tycho đã quan sát một vụ nổ mạnh mẽ hơn nhiều, và được gọi là siêu tân tinh. Nhưng lúc đó, các nhà khoa học rất khó khăn trong việc giải thích cách hoạt động của tân tinh và họ đưa ra giả thuyết về ngôi sao tạm ngưng hoạt động như một lời giải thích.

"Dù gây tranh cãi, nhưng đó là giả thuyết tốt nhất mà chúng ta có được và chưa có ai đề xuất những lý giải tốt hơn", Przemek Mróz tại Đài quan sát Đại học Warsaw ở Ba Lan cho biết.

"Chúng tôi không khẳng định quan sát của mình xác nhận cho giả thuyết ngôi sao tạm ngưng hoạt động, thay vào đó chúng tôi đang cố giải thích cho phù hợp với giả thuyết này. Điều quan trọng là vào trước năm 2009, ngôi sao thực sự mờ nhạt và tỷ lệ sụt giảm khối lượng nhỏ, không ổn định – đó là lý do tại sao chúng tôi quan sát hàng loạt vụ nổ nhỏ từ ngôi sao này".

Dự án OGLE khảo sát các khu vực dày đặc nhất của bầu trời, như trung tâm dải Ngân Hà và phần đĩa của Ngân Hà. Dự án này cũng đã xác định 20 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và đưa ra lời lý giải cho một loại tân tinh, dựa trên sự sáp nhập của hai ngôi sao. OGLE khảo sát hơn một tỷ ngôi sao mỗi đêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News