Chuyến bay khinh khí cầu ra ngoài Trái đất

Một công ty vũ trụ của Pháp muốn đưa du khách lên tầng bình lưu bên ngoài Trái đất bằng khinh khí cầu carbon thấp.


Khinh khí cầu của Pháp đưa khách du lịch ra ngoài Trái đất. (Ảnh: Courtesy of Zephalto).

Theo Bloomberg, công ty vũ trụ Zephalto của Pháp có kế hoạch dùng khinh khí cầu bay 60 chuyến mỗi năm và đưa 6 hành khách mỗi chuyến ra ngoài Trái đất. Mỗi lượt đi sẽ kéo dài 6 tiếng và dự kiến khởi hành đầu tiên vào năm 2025.

Giá vé bắt đầu từ 120.000 euro (khoảng 132.000 USD) cho mỗi hành khách. Với số tiền bỏ ra như trên, du khách không chỉ trải nghiệm một hành trình mới lạ mà còn được thưởng thức rượu và đồ ăn ngon.

Vincent Farret d'Astiès, nhà sáng lập Zephalto, cho biết: “Chúng tôi đang hợp tác với cơ quan vũ trụ Pháp để cùng nhau nghiên cứu mô hình khinh khí cầu này”.

Ban đầu, khinh khí cầu sẽ bắt đầu đi lên trong vòng 90 phút và tăng tốc với tốc độ 4 m/giây. Hành khách sẽ được ngắm nhìn và tận hưởng không gian ở tầng bình lưu cao 25 km trong vòng 3 giờ trước khi quay lại Trái đất. Tất cả các chuyến bay sẽ khởi hành từ Pháp.


Khinh khí cầu sẽ bay trong vòng 6 giờ với 132.000 USD cho một người. (Ảnh: Courtesy of Zephalto).

Farret d'Astiès chia sẻ với Bloomberg: “Chúng tôi chọn độ cao 25 km vì đây là khoảng không chìm trong bóng tối với 98% bầu khí quyển bên dưới. Do đó, bạn có thể xem được độ cong của Trái đất theo đường màu xanh lam. Mặc dù ở trong bóng tối của không gian, hành khách vẫn nhận được trọng lực từ Trái đất”.

Những khinh khí cầu bay ở tầng bình lưu này còn được gọi là "tàu vũ trụ nguyên sơ nhất của thế kỷ 21" vì nó chỉ tạo ra 26,6 kg carbon dioxide.

Zephalto không phải là công ty duy nhất đưa hành khách lên vũ trụ. Một công ty khác tên Space Perspective cũng có kế hoạch đưa du khách ra ngoài vũ trụ để xem các vì sao. Công ty sử dụng một thiết kế viên nang hình cầu trung hòa carbon với tầm nhìn 360 độ vào năm 2024.


Hành khách sẽ được bay lên tầng bình lưu cao 25km. (Ảnh: Courtesy of Zephalto).

Ngoài ra, các công ty như Blue Origin của Jeff Bezos và Virgin Galactic của Richard Branson đã đưa hành khách vào vũ trụ. Những hành khách muốn ở trong không gian lâu hơn có thể qua đêm khi trạm Voyager của Orbital Assembly dự kiến khởi động vào năm 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News