Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt

Nhiều người vẫn nghĩ trong cuộc chiến sinh sản, tinh trùng buộc phải tham gia "bơi đua nước rút" về phía trứng. Chỉ con nhanh và mạnh nhất mới thành công kết hợp để tạo thành phôi.

Tuy nhiên, sự thật có vẻ hoàn toàn ngược lại.

Sự lãng phí khủng khiếp

Ở phụ nữ khi đến tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ sản sinh ra khoảng 300.000 tế bào trứng. Nhưng trong suốt cuộc đời họ, chỉ có chừng 400 tế bào là phát triển thành trứng và rụng. Xét ra, tỉ lệ tế bào trứng chuyển hóa thành trứng rơi vào khoảng 0,13%.

99,87% tế bào trứng trọn đời vẫn chỉ là tế bào thôi.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt
Ước tính trung bình một đời một người xuất khoảng... 2000 tỷ tinh trùng.

Ở đàn ông, ước tính trung bình một đời một người xuất khoảng... 2000 tỷ tinh trùng. Nếu 99,87% tế bào trứng chẳng bao giờ dùng đến ở phụ nữ là lãng phí, thì đây gọi là siêu lãng phí. Bởi vì chỉ 1/250 triệu tinh trùng (một lần xuất tinh trung bình) là có khả năng thành công chinh phục trọn vẹn "đường bơi". Tức là chỉ chiếm có 0,00000004%.

Cạnh tranh "khốc liệt" là thế, nhưng thực ra cuộc chiến giữa các tinh trùng lại êm đềm đến lạ.

Vô cùng thảnh thơi chứ chẳng gấp gáp gì

Thường thức sinh sản nói rằng, ngay khi "hạ cánh", toàn bộ tinh trùng liền gấp rút lao đầu vào cuộc bơi đua tốc độ về vị trí trứng rụng. Chỉ con nhanh nhất, khỏe nhất đến đích đầu tiên mới có cơ hội kết hợp với trứng, tạo thành phôi.

Tuy nhiên, nghiên cứu sinh sản ở động vật có vú lại cho thấy tinh trùng được ống dẫn trứng và tử cung hỗ trợ di chuyển bằng cách co bóp, tạo lực đẩy. Động vật có vú có kích thước càng lớn thì độ dài của tinh trùng càng ngắn. Nhờ ngắn, chúng tiết kiệm được sức lực, thuận lợi vượt qua hệ thống sinh dục của con cái mà tiếp cận trứng.

Con người thực chất cũng là một động vật có vú. Mặc dù ngay khi vừa được giải phóng vào cơ thể nữ, toàn bộ tinh trùng đã phải đối mặt với môi trường acid thù địch, buộc phải chạy ngay vào cổ tử cung để thoát kiếp "chết mất xác". Song sự hấp tấp cũng chỉ đến đây thôi.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt
Thành tử cung có rất nhiều hốc nhỏ, cho phép tinh trùng nghỉ ngơi thoải mái, chẳng phải đua làm gì.

Trên thành cổ tử cung của bộ phận sinh dục nữ có rất nhiều "hang hốc" nhỏ, mỗi hang chứa được chừng 200.000 tinh trùng. Chúng có thể nhẩn nha nghỉ ngơi ở đó cả vài ngày, tính kế chán chê rồi mới tiếp tục bơi vào ổ dạ con.

Trong lòng dạ con, tinh trùng chuẩn bị cho cuộc bơi vượt chướng ngại khó khăn nhất. Chúng buộc phải ngược dòng lên ống dẫn trứng. Thường thì chỉ vài trăm con là thành công "leo" được tới vị trí cao nhất này.

Tại ống dẫn trứng, tinh trùng đối mặt với chướng ngại cuối cùng là bề mặt dính dấp, dán chặt chúng vào thành ống. Đến đây thì đúng là con nào khỏe nhất, con ấy có khả năng "về đích" nhất.

Trước đây, người ta cứ tưởng tinh trùng chỉ có thể sống được khoảng 2 ngày trong hệ thống bộ phận sinh dục nữ. Thực tế thì chúng có thể sống được cả trên 10 ngày.

Số lượng là cần thiết, nhưng không phải càng nhiều càng tốt

Thường thức sinh sản cũng nói rằng, tinh trùng càng đông, càng khỏe thì cơ hội thụ tinh càng cao. Khảo sát thực tế còn cho thấy, nếu đàn ông chỉ có thể xuất dưới 100 triệu tinh trùng/lần, tỷ lệ mang thai của phụ nữ giảm.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt
Không phải càng nhiều càng tốt.

Nhưng kỳ thực thì nếu số lượng tinh trùng quá đông và khỏe cũng sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Bởi vì hệ thống cạm bẫy của bộ phận sinh dục nữ sẽ không thể khống chế nổi cục diện, cuối cùng để "xổng" nhiều hơn 1 tinh trùng lao vào trứng.

Trong trường hợp có 2 tinh trùng kết hợp với một trứng, Polyspermy (đa tinh trùng kết kết một trứng) sẽ xảy ra. Thay vì 1 trứng + 1 tinh trùng = 46 cặp nhiễm sắc thể giới tính, nó thành ra 1 trứng + 2 tinh trùng = 69 cặp, dẫn tới sảy thai hoặc tử vong sau khi sinh.

Tương tự với các trường hợp trên 2 tinh trùng kết hợp với 1 trứng. Chính vì thế mà khi thụ tinh nhân tạo, vì bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung nên người ta giới hạn trong khoảng 20 triệu đơn vị. Riêng thụ tinh ống nghiệm thì còn hạ xuống chỉ có 25 ngàn.

Và dù đàn ông xuất dưới 100 triệu tinh trùng/lần khiến tỉ lệ mang thai của phụ nữ giảm, nhưng trên 100 triệu/lần thì không vấn đề.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Dùng gel từ tảo nâu và polime hòa tan để bảo vệ mô hiến tặng

Dùng gel từ tảo nâu và polime hòa tan để bảo vệ mô hiến tặng

Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã giải quyết thành công tình trạng các mô cấy ghép bị hệ miễn dịch tấn công và đào thải bằng cách sử dụng một loại hydrogel bảo vệ, được bào chế trên cơ sở natri alginate từ tảo nâu và các polymer hòa tan trong nước để bọc mô hiến tặng.

Đăng ngày: 03/07/2019
Điều trị hói đầu nhờ công nghệ in 3D

Điều trị hói đầu nhờ công nghệ in 3D

Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã nuôi thành công tế bào nang tóc trong phòng thí nghiệm, nhờ ứng dụng công nghệ in 3D.

Đăng ngày: 03/07/2019
Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2051, nếu phụ nữ không còn phải mang thai?

Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2051, nếu phụ nữ không còn phải mang thai?

Liệu tử cung nhân tạo có thể làm thay vai trò mang thai của người mẹ được hay không? Liệu nó có giúp phụ nữ đạt tới sự bình đẳng tuyệt đối so với đàn ông, hay ngược lại, khiến vai trò của họ trong xã hội bị lung lay?

Đăng ngày: 02/07/2019
Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi

Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi

Lợn nái khỏe được tiêm vắc xin, cho sống cùng lợn bị nhiễm bệnh, sau hơn hai tháng vẫn khỏe mạnh và đẻ con.

Đăng ngày: 02/07/2019
Gel chống HIV đầu tiên trên thế giới bước vào giai đoạn thử nghiệm

Gel chống HIV đầu tiên trên thế giới bước vào giai đoạn thử nghiệm

Một loại gel đặc biệt được phát triển ở Kenya có thể tiêu diệt virus gây bệnh AIDS đang bước vào giai đoạn thử nghiệm quan trọng.

Đăng ngày: 02/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News