Chuyện đời cây keo cô độc nhất hành tinh

Cây keo Ténéré (L'Arbre du Ténéré) từng được xem là cây cô đơn nhất trên Trái đất. Trong vòng bán kính 400km, nó là cái cây duy nhất nằm trên sa mạc Sahara cằn cỗi…

Cây Ténéré là một cây keo, giống cây không quá khan hiếm trên Trái đất này. Nhưng nó lại đặc biệt đến nỗi được đặt tên và trở thành một biểu tượng, vì Ténéré là “cái cây cô độc nhất thế giới” trong nhiều thập kỷ.

Ở những vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới trên thế giới, thật dễ dàng để coi cây cối là điều hiển nhiên. Nhưng ở quốc gia Niger thuộc vùng sa mạc Sahara, một trong những nơi nóng bức khắc nghiệt nhất trên Trái đất, cây cối là một sự tồn tại xa xỉ.

Nằm ngay giữa sa mạc Sahara, nó từng là một phần của khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi, nhưng theo thời gian cùng với những biến cố tự nhiên, tất cả các cây khác đều biến mất, để lại nó một mình trên vùng hoang mạc cằn cỗi trong suốt hàng trăm năm qua. Cây keo ở Téréné nổi tiếng đến mức nó và một cây khác có tên Arbre Perdu (Cây lạc lối) là 2 cây duy nhất có mặt trên tấm bản đồ có tỉ lệ 1:4.000.000.

Cây keo Téréné đã đánh bại vô số thách thức của thiên nhiên để sống sót qua hàng trăm năm trên vùng đất sa mạc hóa; tuy nhiên, vào một ngày năm 1973, một người lái xe tải trong tình trạng say rượu đã đâm gãy nó.

Sau khi cây keo cô độc này bị đâm đổ và chết, nó đã được chuyển đến Bảo tàng quốc gia Nigeria ở thủ đô Niamey. Kể từ đó, nó được thay thế bằng một cột kim loại, tượng trưng cho cái cây.


Cây keo Ténéré năm 1939.

Vùng Téréné ban đầu hoàn toàn không phải là một vùng sa mạc. Trong thời kì địa chất Carbon tiền sử, nó từng là một đáy biển và sau đó là một khu rừng nhiệt đới, nơi khủng long thường xuyên tung hoành và là vùng đất săn mồi của một loài bò sát giống cá sấu có tên SuperCroc.

Vào thời kì đồ đá cũ khoảng 60.000 năm trước, Téréné là vùng đất không người ở; con người chỉ săn bắn động vật hoang dã và để lại bằng chứng về sự hiện diện của mình thông qua những công cụ bằng đá. Đến thời kì đồ đá mới cách đây 10.000 năm, những người thợ săn cổ đại đã chạm trổ và vẽ lên đá; đến bây giờ các bức vẽ này vẫn được tìm thấy xung quanh vùng.

Và rồi, khí hậu thay đổi, biến khu vực này thành một vùng sa mạc. Vùng Téréné dần trở nên khan hiếm cây cỏ, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt cao nhất là 2,5cm, và nước trở nên khan hiếm, thậm chí là cả nước ngầm. Vào khoảng đầu thế kỉ 20, một bụi cây keo, hoa màu vàng và có gai, là giống cây duy nhất còn sót lại của vùng đất đầy thăng trầm này. Tuy nhiên, theo thời gian, bụi cây keo này cũng lụy tàn, còn lại duy nhất một cây sống sót trong vòng bán kính 400km.

Khi chỉ huy phái đoàn quân sự đồng minh, Michel Lesourd, nhìn thấy cây keo này, ông đã viết:

"Phải tận mắt chứng kiến mới tin được rằng cái cây này thực sự tồn tại. Bí mật của nó là gì đây? Làm thế nào mà nó vẫn có thể sống sót như vậy khi vô số lạc đà đã dẫm đạp lên thân nó? Tại sao mà không có một con lạc đà lạc lối nào ăn lá hay gai của nó? Và lí do duy nhất để giải thích cho việc rất nhiều đoàn xe chở muối qua sa mạc Sahara (Azalai) không hề dùng một cành cây nào để nhóm lửa pha trà, đó là vì họ xem cây keo này như là một điều cấm kị.

Hẳn phải có điều gì mê tính ở đây, chỉ thị của bộ tộc luôn được tôn trọng. Mỗi năm, Azalai đều tập trung quanh cây keo này trước khi băng qua vùng Téréné. Nó đã trở thành ngọn hải đăng – cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho những đoàn Azalai để rời Agadez (thành phố lớn ở miền Bắc Nigeria) đến Bilma (một thị trấn ốc đảo ở đông bắc Nigeria), hoặc quay trở về".

Ảnh cây keo ở Téréné qua các thời kì:


Năm 1961.


Năm 1967.


Năm 1970.


Năm 1973 khi nó bị đâm gãy.


Ảnh cây keo Téréné trên tem phong bì (năm 1974).


Cây keo được đưa vào viện bảo tàng quốc gia Nigeria sau khi bị đâm gãy.


Vị trí cây keo hiện nay được thay bằng một cây kim loại.

Dù đã chết từ lâu, “cái cây cô đơn nhất thế giới” vẫn sống trong văn hóa đại chúng. Nó được trưng bày trong viện bảo tàng, được xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật như bộ phim La Gran final (2006) của Đức. Nhưng quan trọng hơn hết thảy, Ténéré vĩnh viễn luôn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và đồng thời cũng là lời cảnh báo cho thấy con người đã tàn phá thiên nhiên đến thế nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Đăng ngày: 23/01/2025
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 12/01/2025
15 loại trái cây được bình chọn ngon nhất thế giới

15 loại trái cây được bình chọn ngon nhất thế giới

Chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... là những loại trái cây được liệt vào danh sách quý hiếm và ngon nhất thế giới.

Đăng ngày: 07/10/2024
13 loài hoa hiếm và đẹp nhất thế giới

13 loài hoa hiếm và đẹp nhất thế giới

Vượt qua 270.000 "ứng cử viên", 13 loài hoa dưới đây không chỉ khiến bạn ngất ngây bởi vẻ đẹp của nó mà còn ngạc nhiên bởi đây đều là những loài hoa vô cùng hiếm gặp.

Đăng ngày: 30/07/2024
Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Ngải cứu là loài cây quen thuộc và được trồng rộng rãi, đồng thời là loại cây gia vị được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam.

Đăng ngày: 03/07/2024
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 26/06/2024
Loài cây độc nhất thế giới

Loài cây độc nhất thế giới

Có mặt ở vùng biển Caribean và Bahamas nước Mỹ, cây Manchineel được mệnh danh là "loài cây chết chóc" bởi độc tố khủng khiếp mà loài cây này mang trong mình.

Đăng ngày: 16/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News