Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá hủy Mặt trăng?

Trong câu hỏi tuần này của Giz Asks, Gizmodo đã phỏng vấn một cách cặn kẽ các nhà thiên văn học về việc hủy diệt “vệ tinh” của Trái đất. Cho dù ý tưởng này đã tồn tại trong khoa học viễn tưởng từ lâu, nó đáng được hiểu rằng việc gì sẽ thực sự xảy ra nếu viễn cảnh này trở thành sự thật.

Caitlin Ahrens: Nhà thiên văn học, vật lý học, cử nhân tiến sĩ trong Khoa học Hành tinh và Vũ trụ tại Đại học Arkansas.

Hãy giả sử chúng ta muốn phát nổ Mặt trăng, “để cho vui”, thì những lựa chọn của chúng ta là gì ?

Mặt trăng là một cục đá hình cầu có lực hấp dẫn. Điều này có nghĩa là các viên đá và hạt bụi đều được cấu kết với nhau bằng một “năng lượng bó buộc” - lượng năng lượng tối thiểu cần có để làm tan rã một khối cấu trúc hạt thành những phần riêng rẽ.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá hủy Mặt trăng?
Mặt trăng là một cục đá hình cầu có lực hấp dẫn.

Mặt trăng là một vật thể có khối lượng 7,3x10^22 kg và bán kính 1.737 km.

Thực sự thì việc biến nó thành tro bụi không hoàn toàn dễ dàng một chút nào. Bất cứ cái gì nhỏ hơn năng lượng bó buộc sẽ khiến các hòn đá sẽ lại tự tập hợp lại thành một quả cầu. Năng lượng bó buộc của Mặt trăng có giá trị là 1,2x10^29 Joule.

Với những thông số này, ta có ba lựa chọn:

  • Hạt nhân: Năng lượng bó buộc được đổi sang năng lượng TNT tương tự 2,86x10^13 Mega-tấn TNT. Với quả bom có sức công phá mạnh nhất nhất trong Chiến tranh Lạnh tạo ra được 50 mega-tấn - thì ta phải cần 572.000.000.000 quả bom thì mới phá xong Mặt trăng! 
  •  Lazer: Năng lượng từ Mặt trời được sản sinh ra trong vòng 6 phút là 3x10^13 Mega-tấn - vừa đủ để bốc hơi hoàn toàn Mặt trăng! 
  •  Khoan: Để xảy ra, chúng ta cần phải tạo ra một trận động đất trên đó với cường độ ít nhất là 16,45 độ Richter - trong khi trận động đất lớn nhất được ghi lại trên Trái đất là 9,5 độ Richter.

Pamela Gay: Nhà thiên văn học, nhà văn, giám đốc Công nghệ và Khoa học Công Dân tại hiệp hội Thiên văn Thái Bình Dương.

Việc phát hủy Mặt trăng sẽ tạo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các loài sinh vật tại Trái đất ?

Nếu như năng lượng sản sinh ra đủ để cho mặt trăng phát nổ, điều đầu tiên có thể xảy ra là thương vong tới chính con người. Mặt trăng được giữ lại bằng lực hấp dẫn và xét theo hướng vi mô chính là liên kết hóa học giữa các tảng, viên đá hoặc thậm chí là các hạt cát. Vì vậy, các phân mảnh của Mặt trăng sẽ “bay” với vận tốc cực lớn - với các mảnh to thì có thể tạo ra các hố có kích cỡ lớn, còn các mảnh nhỏ thì sẽ cháy trong bầu khí quyển.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá hủy Mặt trăng?
Nếu như năng lượng sản sinh ra đủ để cho mặt trăng phát nổ, điều đầu tiên có thể xảy ra là thương vong tới chính con người.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, các mảnh thiên thạch to khi chạm vào Trái đất sẽ tạo ra các đợt sóng xung kích với khả năng tạo nên sóng thần, bệnh cạnh đó là một lượng lớn mảnh vỡ bay vào trong khí quyển. Tại nơi va chạm có thể nóng tới nỗi có thể gây bốc hơi những khoảng nước lớn.

Cho dù việc các mảnh vỡ nhỏ của nó rơi có thể không gây thương vong ngay lập tức, khi tốc độ bị giảm dần do ma sát, động lực lại dần chuyển thành nhiệt lực. Việc càng nhiều các thiên thạch nhỏ này vào trong không khí sẽ dẫn đến sự nóng lên của khí quyển. Tại một điểm nào đó, đối lưu làm cho chính Trái đất trở thành một chiếc lò, và sẽ nướng chín bất cứ thứ gì không nằm dưới đại dương và đang nằm trên mặt đất.

Thế còn thủy triều sẽ ra sao nếu mà không còn Mặt trăng nữa?

Gần như toàn bộ nước nôi trên bề mặt Trái đất sẽ văng lung tung.

Theo dự định, bất kể sông hay đại dương nào mà được tạo ra sau sự kiện này sẽ không chịu tác động của thủy triều - bởi vì sẽ không còn thủy triều tạo ra bởi Mặt trăng nữa. Ngoài ra, có thể các tảng đá nhỏ và các mảnh vỡ của Mặt trăng có thể tạo thành một “vệ tinh” và sẽ tác động lên các môi trường, có thể sẽ có những đợt thủy triều mới dựa trên chu kì vòng lặp, khoảng cách và đường kính của thiên thể này so với Trái đất.

Konstantin Batygin: Nhà thiên văn học và trợ lý giáo sư Khoa học Thiên văn tại Caltech.

Còn sau sự kiện này thì hình dạng Trái đất có biến đổi không?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá hủy Mặt trăng?
Không có Mặt trăng, Trái đất sẽ quay rất hỗn loạn.

Mặt trăng thực sự có giá trị - nó cân bằng trục quay của Trái đất. Còn không, Trái đất sẽ quay một cách hỗn loạn giữa 0 và 85 độ. Mặc dù khoảng thời gian mà những thay đổi như vậy diễn ra quá dài (hàng chục đến hàng trăm triệu năm), sự biến đổi hỗn loạn của tính xiên Trái đất có thể gây tác dụng xấu tới sự ổn định của khí hậu và khả năng cư trú chung của hành tinh chúng ta. 

Vì vậy, chúng ta có khi còn chẳng có thể tồn tại nếu không có sự hiện diện của Mặt trăng từ đầu!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa thử nghiệm của SpaceX bốc cháy trên bệ phóng

Tên lửa thử nghiệm của SpaceX bốc cháy trên bệ phóng

Tên lửa Starhopper của SpaceX chìm trong biển lửa ngay trên bệ phóng và mức độ thiệt hại chưa được tiết lộ.

Đăng ngày: 18/07/2019
Khoảnh khắc trạm ISS bay qua trên nền Mặt Trời

Khoảnh khắc trạm ISS bay qua trên nền Mặt Trời

NASA chia sẻ bức ảnh tuyệt đẹp mô tả chiếc bóng nhỏ bé của trạm ISS tương phản với bề mặt khổng lồ của Mặt Trời.

Đăng ngày: 18/07/2019
Những người hy sinh cho thành công của chương trình Apollo

Những người hy sinh cho thành công của chương trình Apollo

Chương trình Apollo đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là thành quả từ công sức và sự hy sinh thầm lặng của hàng trăm nghìn người.

Đăng ngày: 17/07/2019
Những

Những "quái vật" lớn nhất vũ trụ được sinh ra như thế nào?

Các lỗ đen siêu lớn có thể được hình thành từ những đám mây khí khổng lồ bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn mà không cần vụ nổ sao nào.

Đăng ngày: 17/07/2019
Thiên hà hoa anh đào nở rộ, phát ánh sáng hồng bí ẩn

Thiên hà hoa anh đào nở rộ, phát ánh sáng hồng bí ẩn

Hàng loạt vật thể phát sáng mang hình dáng hoa anh đào nở rộ trong thiên hà NGC 1156 thuộc chòm Bạch Dương chính là dấu vết những vườn ươm sao.

Đăng ngày: 16/07/2019
Lần thứ 2 tàu thăm dò Nhật Bản đạp xuống tiểu hành tinh, gửi về những thước phim quý giá

Lần thứ 2 tàu thăm dò Nhật Bản đạp xuống tiểu hành tinh, gửi về những thước phim quý giá

Nó cũng gửi về những thước phim độc nhất vô nhị!

Đăng ngày: 16/07/2019
Ấn Độ đột ngột hủy phóng tàu thăm dò Mặt Trăng phút chót

Ấn Độ đột ngột hủy phóng tàu thăm dò Mặt Trăng phút chót

Sứ mệnh Mặt Trăng của Ấn Độ đã phải hủy bỏ chỉ chưa đầy một giờ trước khi cất cánh tàu vũ trụ thăm dò hôm 15/7, sau một sự cố kỹ thuật.

Đăng ngày: 16/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News