Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?

Trong tự nhiên, ở các vườn thú hay khu bảo tồn, sư tử và hổ đôi khi giao phối với nhau, tạo ra những "đứa con lai" kỳ lạ.

Nhiều người trong số chúng ta ắt hẳn từng xem những đoạn video hay hình ảnh của những con vật vừa giống sư tử, mà cũng mang theo những đặc điểm của hổ như vằn đen, màu cam đậm hơn... Đây thực ra là những "đứa con lai" kỳ lạ khi hổ và sư tử quyết định giao phối với nhau.

Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?
Những "đứa con lai" kỳ lạ khi hổ và sư tử quyết định giao phối với nhau.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp này thường mắc các dị tật bẩm sinh dẫn đến tử vong ngay sau khi sinh, hoặc có kích thước khác thường khi chúng lớn lên. Những con lai cũng thường gặp vấn đề khi tương tác với các thành viên của loài bố mẹ vì các đặc điểm hành vi của chúng thường biểu hiện dưới dạng pha trộn các thói quen của cả hai loài, hơn là của loài này hay loài khác.

Theo định nghĩa chung, có 2 loài lai chính là Liger (sư tử đực + hổ cái) Tigon (hổ đực + sư tử cái). Ngoài ra, nếu các Liger và Tigon tiếp tục giao phối với các thành viên khác trong bầy, chúng sẽ tạo ra nhiều biến thể con lai sau đó như: Ti-liger (hổ đực + liger cái), Ti-tigon (hổ đực + tigon cái), Li-liger (sư tử đực + liger cái), Li-tigon (sư tử đực + tigon cái).

Trong đó, dễ bắt gặp nhất là Liger và Tigon. Tính đến năm 2019, có khoảng 100 con Liger và ít hơn 100 Tigon được cho là tồn tại, chủ yếu là tại các vườn thú và khu bảo tồn hoang dã.

1. Sư hổ (Liger)

Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?
Sư hổ là là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. 

Sư hổ có danh pháp khoa học Panthera leo x Panthera tigris, là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Chúng có kích thước từ 2,9 đến 3,3 mét, ngoại hình với màu cam hoặc màu be, sọc lông đen trên lưng và những đốm trên bụng xen lẫn các mảng màu đen, nâu sẫm, con đực có thể có bờm ngắn.

Sư hổ chính là loài động vật lớn nhất trong họ nhà mèo, với việc một cá thể có trọng lượng trung bình hơn 320kg. Vào năm 1973, một chú sư hổ đực sống tại vườn thú Bloemfontein ở Nam Phi đã được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là loài động vật họ mèo lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 798kg.

Sự sinh sản đầu tiên được biết đến giữa sư tử đực và hổ cái trong điều kiện nuôi nhốt có thể xảy ra vào khoảng cuối những năm 1700.

Theo các nhà khoa học, việc sư hổ có trọng lượng lớn là do những biến đổi về gen tăng trưởng. Cụ thể, trong sư tử đực có gen tăng trưởng rất mạnh, nhưng hổ cái lại không có gen hạn chế sự tăng trưởng tương ứng.

Do đó, sư hổ luôn có trọng lượng lớn hơn bố mẹ của nó. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng, loài này không ngừng tăng trưởng kích thước trong suốt cuộc đời.

2. Hổ sư (Tigon)

Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?
Hổ sư là con lai giữa hổ đực và sư tử cái.

Trái ngược với sư hổ, hổ sư (Panthera tigris x Panthera leo) là con lai giữa hổ đực và sư tử cái. Chúng có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với sư hổ, khi chỉ dài từ 1,2 đến 2,7 mét, và thường mắc chứng thấp lùn.

Sở dĩ xảy ra điều này là bởi hổ đực không có gen tăng trưởng, mà sư tử cái lại có gen kìm hãm tăng trưởng, khiến Tigon thường có kích thước nhỏ hơn cả bố và mẹ.

Ngoài ra, do việc thụ thai khi cho hổ đực giao phối sư tử cái không cao bằng việc cho sư tử đực kết hợp với hổ cái nên ở thời điểm hiện tại, số lượng hổ sư ít hơn rất nhiều so với sư hổ. Giống như tất cả các giống mèo lai khác, chúng thường xuyên bị dị tật thần kinh, vô sinh, ung thư, viêm khớp, suy nội tạng và giảm tuổi thọ.

Trường hợp cá biệt được ghi nhận tại Vườn thú Alipore ở Ấn Độ, khi một con hổ sư cái tên là Rudhrani, sinh năm 1971, đã giao phối thành công với một con sư tử châu Á tên là Debabrata. Rudhrani đã sinh ra 7 con lai litigon, và phần lớn trong số này đã sinh trường ổn định trong nhiều năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rắn hổ mang tử chiến đại bàng và cái kết khó tin

Rắn hổ mang tử chiến đại bàng và cái kết khó tin

Dù sở hữu nọc độc chết người, rắn hổ mang rừng rậm vẫn phải bỏ mạng trước cặp móng vuốt sắc nhọn và những cú mổ đầy uy lực của đại bàng.

Đăng ngày: 24/03/2022
Loài ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể

Loài ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể

Các nhà sinh vật học tìm thấy hai loài ếch thủy tinh mới với cơ thể trong suốt tại thung lũng dưới chân dãy núi Andes ở Ecuador.

Đăng ngày: 24/03/2022
Cá sấu khổng lồ 70 tuổi kéo xác bò trên sông

Cá sấu khổng lồ 70 tuổi kéo xác bò trên sông

Con cá sấu khổng lồ tên Scarface đe dọa một đối thủ lăm le trộm bữa ăn của nó, khiến cá sấu nhỏ hơn vội vàng bỏ chạy.

Đăng ngày: 24/03/2022
Chú gà trống được chủ làm cho bộ nail hoàng tráng gây sốt mạng xã hội

Chú gà trống được chủ làm cho bộ nail hoàng tráng gây sốt mạng xã hội

Ngoài sơn móng chân nhiều màu, Yi Yi đã thêm một số đồ trang trí bắt mắt, như sequins và hạt để tăng thêm hiệu ứng nổi bật cho bộ móng.

Đăng ngày: 23/03/2022
Loài rắn

Loài rắn "thả bom" để phòng thủ thay vì dùng nọc độc

Rắn mũi móc phương Tây, một loài rắn nhỏ đặc hữu của các sa mạc của Hoa Kỳ và Mexico, nổi tiếng với cơ chế phòng thủ bằng cách đánh rắm thay vì sử dụng nọc độc.

Đăng ngày: 23/03/2022
Bị đập nát đầu, rắn mẹ vẫn quằn quại trên sàn nhà để cố gắng sinh con

Bị đập nát đầu, rắn mẹ vẫn quằn quại trên sàn nhà để cố gắng sinh con

Dù bị đập nát đầu, rắn mẹ vẫn quằn quại trên sàn nhà để cố gắng sinh con khiến người xem không khỏi sợ hãi.

Đăng ngày: 22/03/2022
Loài rắn có chiều dài khủng nhất Bắc Mỹ quay trở lại sau hàng thập kỷ

Loài rắn có chiều dài khủng nhất Bắc Mỹ quay trở lại sau hàng thập kỷ

Con rắn chàm phương Đông rất khó nắm bắt bất ngờ xuất hiện ở bang Alabama, Mỹ. Đây chỉ là lần thứ hai trong hơn 60 năm qua.

Đăng ngày: 22/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News