Rắn hổ mang tử chiến đại bàng và cái kết khó tin
Dù sở hữu nọc độc chết người, rắn hổ mang rừng rậm vẫn phải bỏ mạng trước cặp móng vuốt sắc nhọn và những cú mổ đầy uy lực của đại bàng.
Trong clip, một con đại bàng săn rắn nâu đang có cuộc đối đầu không khoan nhượng với một con rắn hổ mang rừng rậm. Đây là loài rắn bản địa ở châu Phi và cũng là loài rắn dài nhất trong chi rắn hổ mang với chiều dài có thể lên đến 3,1m.
Chứng là loài rắn cắn người nhiều nhất trong các loài rắn hổ mang châu Phi và có thể gây tử vong cho nạn nhân chỉ sau 30 - 120 phút nếu không được điều trị.
Tuy nhiên, khi đối mặt với kẻ thù, rắn hổ mang tỏ ra khá nhút nhát và không dám tấn công. Trong khi đó, sau một hồi thăm dò đối phương, con đại bàng đã dùng cặp vuốt sắc nhọn và chiếc mỏ cứng để tung ra đòn kết liễu rắn hổ mang.
Khi đối mặt với kẻ thù như đại bàng, rắn hổ mang tỏ ra khá nhút nhát và không dám tấn công.
Đại bàng săn rắn nâu là loài chim săn mồi khá lớn trong họ Ưng, xuất hiện phổ biến ở khắp tây, đông và nam lục địa châu Phi. Đúng như cái tên của nó, đại bàng săn rắn nâu được coi là thiên địch, là nỗi khiếp sợ kinh hoàng của nhiều loại rắn, kể cả những loài rắn mang nọc độc.
Tất cả các loài đại bàng săn rắn đều có khả năng tự bảo vệ trước các vết cắn với các lớp da dày ở đôi chân. Riêng đối với đại bàng săn rắn nâu, nó có phần to lớn và mạnh mẽ hơn các đồng loại đại bàng săn rắn khác. Ngoài rắn, chúng còn săn bắt cả các loài thằn lằn, chim hoặc một số động vật có vú nhỏ khác.
Đại bàng săn rắn nâu không nằm trong danh sách có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng, tuy nhiên, chúng có tuổi thọ khá thấp, chỉ từ 7-10 năm.