Chuyên gia bắt rắn "chạy té khói" vì pha xử lý cồng kềnh khi gặp con trăn "khủng"
Một chủ gia súc đã gọi cho chuyên gia bắt rắn Chawatama Marimo (người Zimbabwe) khi ông phát hiện ra một con sinh vật to lớn trên đường. Khi đến nơi, vị chuyên gia này đã phát hiện ra một con trăn to lớn.
Chuyên gia bắt rắn cũng té chạy khi gặp phải ca khó này.
Tuy nhiên con trăn này lại không hề hiền lành chút nào. Nó đã lao vào tấn công vị chuyên gia khiến ông bị trượt chân khi tháo chạy. Một cảnh tượng khá hài hước mà nếu thoạt nhìn có thể nhiều người sẽ nghĩ đây là một thợ bắt rắn... mới vào nghề.
Con trăn xuất hiện trong video trên chính là một con trăn đá phương Nam châu Phi (tên khoa học là Python natalensis) - một loài trăn có thể phát triển chiều dài hơn 5m, nặng 44 đến 55 kg khi trưởng thành và là loài trăn lớn nhất ở phía Nam châu Phi.
Loài trăn đá này rất nổi tiếng khi xuất hiện trong nhiều câu chuyện thần thoại và văn hóa của người dân bản địa. Họ thậm chí còn bắt chước hoa văn của con trăn này để làm túi, giày, thắt lưng và nhiều đồ vật khác.
Người châu Phi cho rằng loài trăn này có thể giết chết người. Tuy nhiên, đây cũng là loài trăn được người châu Phi tôn sùng khi xem chúng là sinh vật giúp họ có thể giao tiếp với tổ tiên của mình.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
