Chuyện hi hữu: Cô gái mang thai 9 tháng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều
Kayla Simpson, người Mỹ, 21 tuổi, bỗng dưng đau bụng dữ dội và nghĩ rằng mình bị đau ruột thừa, cô được đưa đến phòng cấp cứu, ai dè tới đó, cô bất ngờ sinh em bé.
Cô sinh viên năm thứ hai cho biết, nhiều tháng trước khi sinh em bé, cô bị sụt cân liên tục. Đến lúc đau bụng dữ dội, cô cứ nghĩ mình bị đau ruột thừa, chứ không hề biết mình đang mang thai.
Bà mẹ trẻ sinh con mà không biết mình mang thai và em bé hiện đã tròn một tuổi.
Trong đoạn clip thu hút gần 17 triệu người xem, cô cho biết, cô vẫn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng như bình thường (mỗi lần khoảng 4 - 5 ngày) trước khi sinh.
Cô tự hỏi: “Phải chăng tôi vẫn có kinh nguyệt đều đặn trong 9 tháng mang thai?” Đúng, cô trả lời.
Các bác sỹ có thể khẳng định rằng, về mặt sinh lý thì phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai, mặc dù ở một mức độ nào đó hiện tượng “ra máu” ở âm đạo không phải là hiếm. Điều này có thể là do sự thay đổi của lưu lượng máu đến cổ tử cung, nội tiết tố, nhiễm trùng hoặc chảy máu trong quá trình làm tổ - khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, chảy máu nhiều - nhiều hơn một vài giọt - trong bất kỳ phần nào của thai kỳ đều là nguyên nhân đáng lo ngại, lúc này nên thông báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Simpson cho biết, bụng của cô phẳng lỳ và chỉ sụt cân trước khi sinh bởi lẽ cơ thể của cô vốn gầy gò. Simpson minh họa bằng mấy bức ảnh cô chụp trong trang phục bãi biển với cơ thể “da bọc xương”.
Từ phòng cấp cứu, mẹ cô báo với cha cô rằng: “Con bé có thai” khiến bố của cô hết sức ngỡ ngàng.
Hiện nay em bé đã tròn một tuổi và clip mang tên "Tôi đã có bầu" của người mẹ trẻ này đã gây sốc trên mạng TikTok.
Theo các chuyên gia, hiện tượng sinh con mà không biết mình mang thai không phải là bất thường. Trong số 2.500 phụ nữ thì có 1 người lâm bồn mà không hề biết rằng mình đang mang thai. Simpson là một trong số đó. Hai ngày sau khi sinh, cô đã trở về nhà cùng một em bé hoàn toàn khỏe mạnh và cơ thể khỏe mạnh như bình thường.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
