Chuyện khó tin nhưng có thật: Cá đuối mang thai nghi do cá mập đực

hủy cung Aquarium & Shark Lab của Team ECCO thông báo con cá đuối ở chung bể với cá mập đực và có nhiều vết cắn trên vây hé lộ hành vi giao phối.

Chuyện khó tin nhưng có thật: Cá đuối mang thai nghi do cá mập đực
Con cá đuối cái từng ở chung với cá mập đực trong bể thủy cung. (Ảnh: Independent).

Thủy cung Aquarium & Shark Lab nằm ở Hendersonville, Bắc Carolina đang tìm hiểu ca mang thai bí ẩn của một con cá đuối cái. Tuần trước, họ thông báo cá đuối tên Charlotte mang thai. Sự kiện này khiến nhân viên thủy cung hết sức bất ngờ bởi không có con cá đuối đực nào ở trong bể với nó vào thời điểm đó, Independent hôm 14/2 đưa tin.

Việc Charlotte mang thai được phát hiện hồi tháng 9 năm ngoái sau khi nhân viên thủy cung lần đầu tiên chú ý đến phần bụng gồ lên của nó và cho rằng đó là do ung thư. Tuy nhiên, tiến sĩ Robert Jones, bác sĩ thú y của thủy cung, sau đó xác nhận con cá đuối đang mang 3 - 4 quả trứng thông qua siêu âm.

Theo Robert Jones, giám đốc thủy cung, một cách lý giải khả thi là trinh sản, quá trình trong đó con cái tạo ra phôi thai vô tính mà không cần thụ tinh trứng bằng tinh trùng. Đây là cơ chế sinh tồn cho phép duy trì một loài, thường xảy ra trong tình huống không có con đực như ở vườn thú, thủy cung hoặc vùng biển sâu hẻo lánh.

Cách giải thích thứ hai cho trường hợp mang thai của Charlotte là nó giao phối với một trong những con cá mập trẻ tuổi, theo Brenda Ramer, giám đốc điều hành Team Ecco. Hồi giữa tháng 7/2023, nhân viên thủy cung chuyển hai con cá mập tre đốm trắng đực một tuổi vào bể. Do không nắm rõ mức độ thành thục của chúng, họ không nghĩ sẽ có vấn đề xảy ra. Họ bắt đầu chú ý tới những vết cắn trên vây của Charlotte và suy đoán có thể nó giao phối khác loài.

Theo Ramer, con cá đuối cái có thể sẽ sinh con trong tương lai gần. Các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra ADN khi con non của Charlotte chào đời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

Khám phá của các nhà khoa học cho thấy bọt biển có thể giúp đo nhiệt độ dưới đại dương.

Đăng ngày: 18/02/2024
Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Công ty Nueva Pescanova đang đối mặt sự phản đối từ nhiều tổ chức động vật với kế hoạch xây dựng trang trại sản xuất 3.000 tấn bạch tuộc mỗi năm.

Đăng ngày: 17/02/2024
Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình hải cẩu cảng tấn công và ăn thịt bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ dưới đáy biển.

Đăng ngày: 17/02/2024
Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề

Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề "Nemo"

Nghiên cứu cho thấy, cá hề ít khi chia sẻ ngôi nhà của mình với các cá thể khác cùng loài. Cá hề thường sống một mình hoặc trong các cặp đôi, và chúng thường giữ khoảng cách xa nhau trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/02/2024
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.

Đăng ngày: 14/02/2024
Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Một đoàn thám hiểm tìm và lập bản đồ 4 ngọn núi ngầm ở vùng biển sâu ngoài khơi Peru và Chile, ngọn núi cao nhất là 2.681m.

Đăng ngày: 13/02/2024
Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học đã lập bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất, trải dài trên hàng trăm km ngoài khơi Đại Tây Dương, trong vùng biển của Mỹ.

Đăng ngày: 10/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News