Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá sấu trinh sản
Con cá sấu Mỹ sống cô độc trong chuồng của công viên bò sát suốt 16 năm đẻ ổ trứng 14 quả, gây bất ngờ cho các nhân viên vườn thú.
Con cá sấu Mỹ sống ở Parque Reptilandia chưa từng giao phối. (Ảnh: Yahoo)
Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận trường hợp một con cá sấu "trinh sản". Cá sấu cái sống cô lập suốt 16 năm liền được phát hiện cùng với ổ trứng, hé lộ nguồn gốc tiến hóa của hành vi sinh sản này. Con cá sấu Mỹ (Crocodylus acutus) bị bắt năm 2 tuổi và sống trong khu chuồng ở công viên bò sát Parque Reptilandia tại Costa Rica. Nó ở đó một mình suốt 16 năm tiếp theo. Tuy nhiên, vào tháng 1/2018, nhà chức trách tìm thấy ổ trứng 14 quả trong chuồng.
Trinh sản là một dạng sinh sản vô tính ở những loài có thể sinh sản hữu tính bình thường. Giới khoa học ghi nhận sinh sản vô tính ở chim, cá mập, thằn lằn và rắn nuôi nhốt cùng nhiều loài khác. Nhưng trước đây, họ chưa từng gặp hành vi như vậy ở họ cá sấu, bao gồm cá sấu thường, cá sấu mõm ngắn, cá sấu caiman và cá sấu sông Hằng.
Trong nghiên cứu công bố hôm 7/6 trên tạp chí Biology Letters, nhóm tác giả cho biết 7 trong số 14 quả trứng do con cá sấu ở Costa Rica đẻ có thể nở được. Nhân viên vườn thú ấp những quả trứng này nhưng chúng không nở. Họ mở số trứng đó. Thành phần bên trong 6 quả trứng không thể quan sát rõ, nhưng quả trứng còn lại chứa phôi thai đã thành hình đầy đủ. Phân tích di truyền cho thấy nó gần như giống hệt con mẹ.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Warren Booth, nhà côn trùng học ở Viện Công nghệ Virginia, cho biết họ hơi thất vọng khi quả trứng không thể nở được. Dù vậy, không hiếm gặp con non sinh theo cách này bị dị tật và không thể phát triển. Theo họ, trinh sản có thể phổ biến hơn ở những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Phát hiện trinh sản ở cá sấu có nghĩa hình thức sinh sản này có ở cả chim, hậu duệ của khủng long và cá sấu, chứng tỏ nguồn gốc tiến hóa chung. Chim và cá sấu là đại diện còn sót lại của thằn lằn chúa, nhóm động vật bao gồm cả khủng long và thằn lằn bay.

Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn
Phát hiện về loài giun này là một bước đột phá khoa học quan trọng và kể từ đó nó đã thu hút nhiều sự quan tâm và thảo luận trong cộng đồng khoa học.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
