Chuyện thật như phim: Cô gái mỗi sáng thức dậy đều quên hết sạch chuyện đã xảy ra ngày hôm qua
Tưởng như chỉ là một câu chuyện giả tưởng, nhưng hóa ra căn bệnh Lucy gặp phải lại là hội chứng có thật. Mới đây, trang Fox8 đã công bố một trường hợp người mắc bệnh giống hệt như Lucy. Đó là Caitlin Little, một thiếu nữ mới 16 tuổi, là học sinh trung học tại Bắc Carolina, Mỹ.
Tháng 10/2017, cô bé Caitlin (14 tuổi) đã gặp một tai nạn va chạm vào đỉnh đầu khi đang chơi thể thao cùng chúng bạn. Có điều chẳng ai ngờ rằng vụ tai nạn ấy khiến trí nhớ của cô bé bị tổn hại trầm trọng.
Caitlin Little - cô bé "Lucy Whitmore" ngoài đời thực.
Caitlin sau đó không thể nhớ được thứ ngày tháng, lớp học nào đã đăng ký, hay thậm chí là cách mở thùng chiếc xe mới mua của gia đình. Mỗi sáng thức dậy, cô bé đều quên tất cả mọi thứ đã xảy ra vào hôm trước đó.
Cha mẹ khi đó đã đưa Caitlin đến một bệnh viện tại Greensboro (Bắc Carolina, Hoa Kỳ). Các bác sĩ sau khi chẩn đoán tin rằng trí nhớ của cô bé sẽ phục hồi sau đó vài tuần. Thế nhưng đã 18 tháng trôi qua, Caitlin vẫn không thể nhớ được bất kỳ thứ gì xảy ra quá 12 tiếng đồng hồ.
Các bác sĩ hiện vẫn không thể tìm ra giải pháp. Họ chẩn đoán rằng cô bé mắc chứng "quên về sau" (anterograde amnesia) - chứng bệnh khiến khả năng hình thành ký ức mới bị ngăn trở. Điểm đặc biệt của chứng "quên về sau" là những ký ức từ trước sự kiện gây mất trí nhớ vẫn còn nguyên vẹn - giống như những gì cô bé đang trải nghiệm.
Theo Fox8, vùng đồi thị (khu vực chịu trách nhiệm hình thành ký ức trong não) có chứa neuron thần kinh nối với đồi hải mã tại vỏ não để lưu trữ kỹ ức. Tuy nhiên khi gặp chấn động mạnh, kết nối giữa hai khu vực này có thể bị tổn thương. Điều này khiến khả năng lưu giữ ký ức không thể làm việc, và từ đó gây ra chứng "quên về sau".
Ở thời điểm hiện tại, căn bệnh này không có phương án chữa trị cụ thể. Các bác sĩ cho biết chỉ có thể cải thiện tình hình bằng các bài tập rèn luyện trí nhớ, hoặc tự mình lưu lại các thông tin bằng việc viết nhật ký...
Mỗi sáng thức dậy, cô bé quên sạch bách những gì xảy ra ngày hôm trước
Với trường hợp của Caitlin, não bộ của cô xóa sạch toàn bộ ký ức xảy ra sau trong ngày khi đi ngủ, khiến cô quên mọi thứ lúc tỉnh lại. Mỗi sáng thức dậy, cô bé đều tin rằng đó là 1 ngày sau khi vụ tai nạn diễn ra, dù thực chất đã 18 tháng trôi qua rồi.
"Này con yêu, con bị va vào đầu khi đang tập, và hơi mất khái niệm thời gian một chút" - mỗi sáng bố Caitlin đánh thức cô bé bằng những lời như vậy.
Giờ đây thì mỗi ngày, Caitlin sẽ có người nhắc nhở đó là ngày nào trong tuần, thời khóa biểu của ngày hôm đó. Khắp nhà đều có những mảnh giấy nhớ do chị cô - Sarah Little - chuẩn bị, nhằm giúp cô bé vượt qua ngày mới một cách an toàn.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
