Chuyện thú vị về 4 nhà toán học vừa đạt giải thưởng Fields
Trong ngày khai mạc Đại hội toán học quốc tế được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, huy chương Fields danh giá đã được trao cho 4 nhà toán học.
Bốn nhà toán học giành giải thưởng Fields (được mệnh danh là "Nobel Toán học") năm nay là Alessio Figalli người Italy, Peter Scholze người Đức, Akshay Venkatesh người Ấn Độ và Caucher Birkar người Iran.
Giải thưởng Fields là giải thưởng mang tên nhà toán học Canada John Charles Fields, được trao 4 năm một lần trong mỗi Đại hội Toán học thế giới kể từ năm 1936 tại Canada cho những nhà toán học dưới 40 tuổi.
Giải thưởng là một huy chương đi kèm với một khoản tiền thưởng là 15.000 đô la Canada tương đương 14.400 USD.
Alessio Figalli người Italy (hàng dưới bên trái), Peter Scholze người Đức (hàng trên bên phải), Akshay Venkatesh người Ấn Độ (hàng dưới bên phải) và Caucher Birkar người Iran (hàng trên bên trái).
Năm 2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng này.
Năm nay, huy chương được trao cho 4 nhà toán học đến từ Ý, Đức, Ấn Độ và Iran.
Peter Scholze, người Đức, là người trẻ nhất trong số 4 nhà toán học năm nay giành giải thưởng khi vừa tròn 30 tuổi. Trong giới khoa học, ông được coi là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Khi còn là một thiếu niên, ông đã 4 lần giành huy chương với 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế IMO.
Akshay Venkatesh, sinh ra ở Ấn Độ, nhưng lớn lên ở Australia. Venkatesh nổi tiếng thế giới khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton ở tuổi 20. Ông được mệnh danh là thần đồng Toán học. Khi mới 12 tuổi, ông đã sớm giành được huy chương tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế IMO. Vào đại học khi mới 13 tuổi chuyên ngành toán và vật lý. 20 tuổi có bằng tiến sĩ và 27 tuổi trở thành giáo sư Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ.
Alessio Figalli, người Italy, 34 tuổi. Là học trò xuất sắc của Cédric Villani, người từng giành huy chương Fields trong lịch sử. Cho đến hết thời trung học, mối quan tâm duy nhất của ông chỉ là chơi bóng đá. Nhưng mọi sự thay đổi khi ông tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO) và bắt đầu đi theo con đường Toán học. Alessio Figalli, hoàn thành tiến sĩ năm 2007 khi mới 23 tuổi tại Pháp.
Điều đáng chú ý trong lần trao giải năm nay nằm ở giáo sư Caucher Birkar, 40 tuổi, là giáo sư thuộc Đại học Cambridge. Ông sinh ra ở Iran và đến Anh tị nạn khoảng 20 năm trước. Sau khi nhận giải thưởng Toán học danh giá nhất hành tinh, ông Caucher Birkar để huy chương vào một cặp đựng hồ sơ cùng với ví tiền và điện thoại. Khoảng 30 phút sau đó, chiếc cặp biến mất.
Đội ngũ an ninh sau đó tìm thấy chiếc cặp dưới một băng ghế, nhưng huy chương giải Fields không còn nằm trong đó.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới
Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
