Chuyện tử nạn vì "con đẻ" của nhà phát minh

Trong danh sách này có nhà phát minh ra tàu ngầm điều khiển bằng tay bị chết do chìm tàu, còn người phát minh ra dù trong một lần thử nghiệm nhảy dù từ tháp Eiffel xuống bị tử nạn.

Những phát minh góp phần làm thay đổi cuộc sống loài người. Tuy nhiên, nhiều chủ nhân của chúng đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình trong những lần thử nghiệm hoặc trong những tình huống tình cờ đáng tiếc.

1. Lý Tư

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

Lý Tư là thừa tướng dưới thời Tần Thủy Hoàng. Ông là người góp công lớn giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất chư hầu, đưa Trung Quốc trở thành một nước phong kiến tập quyền, thống nhất về văn tự, đo lường, tư tưởng.

Lý Tư chính là người đã đề xuất cách tử hình "ngũ hình" dành cho các phạm nhân phạm trọng tội. Theo chú thích của Sử ký Tư Mã Thiên, "ngũ hình" gồm chặt chân, chặt tay, cắt mũi, cắt dương vật và chặt đầu. Về sau, Lý Tư bị vu oan phản nghịch. Ông và con trai phải chịu chính hình phạt tàn ác này. Ngoài ra, ông còn bị chu di tam tộc, bêu đầu trước cổng thành. Lúc chết, Lý Tư khoảng 60 tuổi.

2. Henry Winstanley

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

Henry Winstanley (31/3/1644 - 27/11/1973) là một kỹ sư người Anh, người đã xây dựng ngọn hải đăng Eddystone.

Winstanley rất tin vào sức mạnh của ngọn hải đăng do mình phát minh ra. Ngọn hải đăng này được xây dựng hoàn thành vào năm 1696. Trong trận bão kinh hoàng năm 1703, ông đến tòa hải đăng để sửa chữa một số hỏng hóc thì bất ngờ cơn bão lớn đã làm sập ngọn hải đăng, chôn vùi mạng sống của Winstanley trong chính công trình của mình.

3. Horace Hunley

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

Trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ, kỹ thuật tàu ngầm còn rất hạn chế. Tại thời điểm đó, kỹ sư Horace Hunley đã phát minh ra chiếc tàu ngầm điều khiển bằng tay đầu tiên trên thế giới.

Horace Lawson Hunley (sinh ngày 20/6/1823) tại Tennessee. Ngày 15/10/1863, mặc dù không có tên trong danh sách đoàn thủy thủ, nhưng Hunley vẫn quyết định tham gia chuyến tàu ngầm. Trong lần đó, con tàu bị chìm, Hunley cùng 7 thủy thủ khác đã bị chôn vùi dưới đáy biển. Con tàu sau đó được vớt lên, sửa chữa và mang tên của chủ nhân H. L. Hunley để tưởng nhớ tới ông.

4. William Bullock

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

William Bullock (1813 - 12/4/1867) là nhà phát minh người Mỹ. Năm 1863, ông phát minh ra máy in quay. Chiếc máy này rất hữu dụng vào thời đó bởi vận tốc nhanh và tiện dụng. Đáng tiếc là 4 năm sau khi phát minh ra máy in quay, khi đang thử nghiệm một chiếc máy mới ở Philadelphia, ông đã bị kẹt chân vào máy. Bàn chân này sau đó bị hoại tử và là nguyên nhân khiến ông qua đời.

5. William Nelson

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

William Nelson là một công nhân điện ở Schenectady, New York (Mỹ). Năm 1903, ông phát minh ra chiếc xe đạp có gắn động cơ. Khi đó ông 24 tuổi. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, ông đi chiếc xe đó lên đồi, bị ngã và chết ngay sau đó.

6. Franz Reichelt

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

Frantz Reichelt (1879 - 4/2/1912) là một thợ may người Pháp gốc Áo. Ông là người phát minh ra chiếc dù. Năm 1912, trong một lần thử nghiệm dù mới do mình thiết kế, ông nhảy từ tháp Eiffel xuống và tử nạn.

Mặc dù nhiều bạn bè và người thân đã khuyên ông không nên mạo hiểm, nhưng Frantz Reichelt vẫn quyết định nhảy từ tháp Eiffel xuống. Chiếc dù không vận hành theo ý muốn và đâm xuống sàn nhà dưới chân tháp. Ông được đưa tới bệnh viện gần đó nhưng đã qua đời.

7. Thomas Midgley Jr.

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh

Thomas Midgley, Jr. (18/5/1889 - 2/11/1944) là một nhà hóa học, kỹ sư người Mỹ. Trong vai trò là nhà hóa học, ông đã có rất nhiều thành công và cống hiến. Năm 1944, ông được bầu là chủ tịch Hội hóa học Mỹ.

Năm 1940, ở tuổi 51, ông bị bại liệt và trở thành người tàn tật. Những khó khăn trong sinh hoạt đã thúc đẩy ông phát minh ra dây và dòng dọc để người thân có thể nâng ông ra khỏi giường. Tuy nhiên, chính "đứa con đẻ" này đã gây ra cái chết của ông trong một lần ông bị vướng vào dây thừng và bị siết đến chết. Ông qua đời ở tuổi 55.

8. Michael Dacre

Chuyện tử nạn vì con đẻ của nhà phát minh
Chiếc Jetpod bị đâm ở Malaysia

Michael Dacre là một phi công người Anh. Dacre chính là người đã sáng tạo ra chiếc taxi bay có tên là Jetpod. Trong một lần thử nghiệm năm 2009 ở Malaysia, chiếc phi cơ 8 chỗ ngồi bị đâm xuống đất tại Taiping, cách Kuala Lumpur 300 km và chủ nhân của nó đã qua đời ở tuổi 53.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News