Có cả một thế giới sinh vật đang sống dưới chân của chúng ta

Mặt đất dưới chân chúng ta là một thế giới sống và vận động liên tục. Một gram đất (tương đương 1/5 muỗng cafe) có thể chứa hàng ngàn loài vi khuẩn và hàng triệu tế bào riêng lẻ. Nó cũng bao gồm các loại nấm, sâu nhỏ và các sinh vật lạ khác như gấu nước (cũng được biết đến với tên gọi bọ gấu nước hay gấu biển) hay luân trùng.

Mới đây, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường diễn ra tại Nairobi đã công bố một cuốn Atlas mới với nỗ lực xác định sự đa dạng sinh học của môi trường dưới mặt đất.

Có cả một thế giới sinh vật đang sống dưới chân của chúng ta
Có cả một thế giới sống dưới mặt đất

"Khi nghĩ về đa dạng sinh học, chúng ta thường kể đến thực vật và động vật", dẫn theo lời của Alberto Orgiazzi - nhà sinh học chuyên nghiên cứu về đất đai hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu chung (Joint Research Centre) của Ủy ban châu Âu và cũng là một trong những người đóng góp chính. "Tuy nhiên, vẫn còn có một thế giới rộng lớn các sinh vật dưới chân của chúng ta. Những sinh vật này đóng vai trò quan trọng nhưng vai trò của chúng lại không nhận được sự đánh giá rộng rãi cả trong nông nghiệp lẫn hệ sinh thái tự nhiên", Oriazzi nói. "Mục tiêu của cuốn Atlas là khiến những nhà hoạch định chính sách và cộng đồng dành một chút tình yêu cũng như sự tôn trọng đối với những dạng sống gần như vô hình này, đồng thời thuyết phục họ rằng chúng rất đáng được bảo vệ".

Đọc xong cuốn Atlas này có thể sẽ biến bạn trở thành một người am hiểu về đất. Đây được xem là cuốn bách khoa toàn thư với hàng trăm hình ảnh bắt mắt và các bức ảnh chụp qua kính hiển vi của những sinh vật nằm sâu trong đất, chẳng hạn như lớp động vật có nhiều chân (họ rết) đã đề cập ở trên.

Cuốn Atlas cũng bao gồm những mẩu tin thú vị về khoa học đất. Bạn có biết mùi hương đặc trưng sau cơn mưa đến từ đâu? Nó đến từ một hợp chất gọi là geosmin được tạo thành bởi vi khuẩn Streptomyces và tỏa ra sau khi chúng chết. Mũi của con người cực kỳ nhạy cảm với mùi đất và mùi này khá giống với mùi củ cải đường.

Thêm nữa, các loại rễ thực vật được biết đến sâu nhất là 223 feet (khoảng 68m) đã được phát hiện ở Sa mạc Kalahari. Tuy nhiên, không thể so sánh với tuyến trùng (nematode): Loài giun tròn được tìm thấy ở độ sâu 2,2 dặm (khoảng 3,6 km) tính từ mặt đất.

Có cả một thế giới sinh vật đang sống dưới chân của chúng ta
Một tấm bản đồ cho thấy sự đa dạng sinh học trong đất

"Cuốn Atlas trên đây cũng chỉ là nỗ lực đầu tiên nhằm lập ra một tấm bản đồ đa dạng sinh học trong đất", Orgiazzi chia sẻ thêm. Xét nghiệm DNA là phương pháp hiện đại để nghiên cứu sự đa dạng sinh học của đất nhưng các nhà khoa học hiện vẫn chưa đủ kinh phí hoặc thời gian để kiểm tra từng địa điểm trên toàn thế giới. Do vậy, họ đã sử dụng mô hình thống kê để xem xét những yếu tố như khí hậu, loại đất và độ chua để đưa ra ước lượng về đa dạng sinh học. Nhìn chung, Orgiazzi cho rằng, các vùng nhiệt đới có thảm thực vật và động vật phong phú thì cũng đi kèm với sự đa dạng sinh học trong đất.

Các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng dự đoán các mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học dưới mặt đất trên khắp thế giới dựa trên các dữ liệu có sẵn tốt nhất. Bạn có thể nhìn thấy những vệt lớn màu đỏ trong bản đồ dưới đây nhưng tùy thuộc vào vùng miền mà chúng có sự thay đổi. Ở Ấn Độ, chăn thả quá mức là một mối đe dọa lớn, Orgiazzi chia sẻ.

Có cả một thế giới sinh vật đang sống dưới chân của chúng ta
Các khu vực màu đỏ là những nơi đang đối mặt với nhiều mối đe dọa lớn

Phần lớn châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc, các mối đe dọa chính là nông nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu. Ở vùng cận Sahara châu Phi, xói mòn đất do gió và suy giảm lượng mưa do sự thay đổi nhiệt độ lại là các vấn đề cần quan tâm nhất.

Có cả một thế giới sinh vật đang sống dưới chân của chúng ta
Đa dạng sinh học trong môi trường dưới đất cần được chú ý

Cuốn Atlas mới này cũng bao gồm các hướng dẫn bảo vệ sự đa dạng sinh học trong đất, từ phương pháp canh tác xen canh để hạn chế xói mòn và kiểm soát các loài xâm lấn. Tuy nhiên, bước đầu tiên vẫn là khiến mọi người quan tâm nhiều hơn tới thế giới sống ngay dưới chân của họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News