Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018

Trong ngày 31 tháng Một này, trên bầu trời sẽ xuất hiện cùng lúc trăng tròn, Nguyệt thực toàn phần, trăng xanh và siêu trăng. Tất nhiên trên bầu trời sẽ luôn chỉ có một Mặt Trăng, nên bạn cũng có thể suy ra được là mọi sự kiện thiên văn này diễn ra cùng một lúc. Bên cạnh việc nhận lương, ngày 31 này quả là ngày đặc biệt.

Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018

Vậy trăng tròn từ đâu có?

Cũng giống Trái Đất, một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Bản thân Mặt Trăng – vệ tinh tự nhiên của chúng ta – quay quanh Trái Đất nên ta có thể thấy trăng tròn, trăng khuyết, bán nguyệt trên trời vào từng thời điểm, tương ứng với từng vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất.

Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018
Cứ mỗi 29,5 ngày, ta sẽ được chứng kiến một lần trăng tròn. Ngày 31 tới sẽ là thời điểm ấy.

Thế còn Nguyệt thực là do đâu?

Quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với quỹ đạo Trái Đất. Đa số lúc hai thiên thể này bay trong Vũ trụ, chúng sẽ lệch lên hoặc lệch xuống so với nhau. Nhưng trong mỗi chu kỳ trăng, Mặt Trăng sẽ hai lần đi vào mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất.

Nếu như sự kiện này diễn ra đúng vào lúc trăng tròn, Mặt Trăng sẽ đi qua bóng của Trái Đất và tạo ta Nguyệt thực toàn phần. Bởi Mặt Trăng cần phải nấp sau Trái Đất, khuất hoàn toàn so với Mặt Trời, Nguyệt thực chỉ có thể diễn ra khi trăng tròn.

Lần Nguyệt thực này sẽ có thể được nhìn thấy từ Châu Á, phần lớn Châu Âu, Bắc Mỹ và từ Thái Bình Dương. Từ Việt Nam, ta cũng có thể quan sát được sự kiện này, nó sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ 51 phút 15 giây theo giờ địa phương.

Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018
Việt Nam nằm trong phần P1, nhìn được toàn bộ sự kiện Nguyệt thực.

Trăng xanh lại ... có màu đỏ

Khi Nguyệt thực diễn ra, Mặt Trăng tối lại khi nó đi vào bóng của Trái Đất. Tuy nhiên, dù nằm hoàn toàn trong bóng Trái Đất, Mặt Trăng không tối hoàn toàn, nó có một chút ánh đỏ do một hiện tượng có tên tán xạ Rayleigh.

Các phân tử khí gas trong bầu khí quyển Trái Đất khiến cách sóng ánh sáng xanh dương bị phân tán khỏi ánh sáng Mặt Trời, sóng ánh sáng đỏ lại có thể đi xuyên thẳng qua bầu khí quyển.

Đây chính là lý do tại sao ta có trời xanh nhưng lại có Mặt Trời mọc và lặn màu đỏ. Khi Mặt Trời lên cao, ánh sáng đỏ chiếu xuyên thẳng qua bầu khí quyển còn ánh sáng xanh bay ra mọi hướng. Khi Mặt Trời lặn, góc của Mặt Trời thấp đi, ánh sáng đỏ chiếu thẳng vào mắt bạn và mọi ánh sáng xanh đều phân tán đi.

Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018
Ánh đỏ của hoàng hôn.
 

Khi diễn ra Nguyệt thực, ánh sáng Mặt Trời đi vòng qua đường cong (gợi cảm) của Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng. Do ánh sáng xanh bị lọc hết và chỉ còn ánh sáng đỏ, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực.

Ngoài ra, Mặt Trăng ngày 31 tới còn là trăng xanh. Có hai định nghĩa về tranh xanh, đầu tiên, đó là lần trăng tròn thứ hai diễn ra trong tháng. Bởi chu kỳ giữa hai lần trăng tròn là 29,5 ngày, ta THƯỜNG chỉ có 1 lần trăng tròn/tháng. Đa số tháng có số ngày nhiều hơn 29,5 nên sẽ có lúc, những ngày thừa ấy gộp vào và cho ta hai lần trăng tròn một tháng.

Đầu tháng Một này ta đã có một lần trăng tròn, vì thế ngày 31 tới, Mặt Trăng sẽ tròn lần nữa và nó sẽ được gọi là trăng xanh. Theo chu kỳ, lần trăng xanh tiếp theo là vào tháng Ba tới, khiến tháng Hai này sẽ không xuất hiện trăng tròn.

Định nghĩa thứ hai về trăng xanh, định nghĩa cổ và nguyên bản, là "lần trăng tròn thứ ba trong mùa có bốn trăng", với 4 tháng/mùa và mỗi tháng một lần trăng tròn. Sự kiện này diễn ra cứ 2,7 năm một lần. Mùa đông này ta đã có 3 lần trăng tròn rồi, nên theo định nghĩa này, thì trăng của ngày 31 không được gọi là trăng xanh.

Và cuối cùng, siêu trăng

Thiên nhiên đã cho chúng ta một dịp thưởng trăng ngoạn mục.

Cơ hội để chứng kiến điều kỳ diệu ngay trên bầu trời Việt Nam 30/01/2018

Quỹ đạo của Mặt Trăng không phải là một đường tròn hoàn hảo, có nghĩa là Mặt Trăng có những khoảng cách khác nhau so với Trái Đất. Càng gần thì Mặt Trăng trông càng to và nhìn càng sáng hơn, hiển nhiên rồi. Tuy nhiên, cũng khó nhìn ra sự khác biệt lắm, phải để cảnh nhau hai tấm ảnh Mặt Trăng ở hai thời điểm khác nhau, ta mới thấy rõ được điểm khác biệt.

Bạn nhớ ngước lên trời vào chiều muộn ngày 31 tháng Một tới, lúc 17 giờ giờ 51 phút 15 giây nhé, để có cơ hội chứng kiến hiện tượng thiên văn độc đáo này. Chỉ có một Mặt Trăng thôi mà lắm danh xưng đến lạ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Sinh viên Trung Quốc sống 200 ngày trong

Sinh viên Trung Quốc sống 200 ngày trong "nhà Mặt Trăng"

4 sinh viên Trung Quốc vừa hoàn thành thử nghiệm sống 200 ngày trong môi trường Mặt Trăng mô phỏng, Newsweek hôm 29/1 đưa tin.

Đăng ngày: 30/01/2018
Tìm thấy vệ tinh NASA mất tích 12 năm trong vũ trụ

Tìm thấy vệ tinh NASA mất tích 12 năm trong vũ trụ

Năm 2000, NASA phóng vệ tinh Chụp ảnh Khám phá Từ quyển tới Cực quang (IMAGE) nhằm nghiên cứu từ quyển Trái Đất và tương tác của tầng này với Mặt Trời.

Đăng ngày: 30/01/2018
SpaceX sắp phóng tên lửa mạnh nhất thế giới

SpaceX sắp phóng tên lửa mạnh nhất thế giới

Theo công ty SpaceX, tên lửa này sẽ có khả năng đưa con người lên Sao Hỏa trong tương lai.

Đăng ngày: 30/01/2018
Cách xem trăng xanh, trăng máu online ngày 31/1/2018

Cách xem trăng xanh, trăng máu online ngày 31/1/2018

Giới yêu thích thiên văn học đang rất quan tâm tới sự kiện đặc biệt mà phải hơn 150 năm mới lặp lại - khi trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ cùng lúc xảy ra vào ngày 31/1/2018.

Đăng ngày: 30/01/2018
Phương pháp biến chất thải của phi hành gia thành thức ăn

Phương pháp biến chất thải của phi hành gia thành thức ăn

Tái chế chất thải thành thức ăn sẽ là một giải pháp quan trọng trong các chuyến thám hiểm không gian, theo giáo sư nghiên cứu vi sinh vật Christopher House tại Đại học Bang Pennsylvania.

Đăng ngày: 29/01/2018
Đây là khoảnh khắc đẹp trọn vẹn nhất của thiên hà NGC 1398

Đây là khoảnh khắc đẹp trọn vẹn nhất của thiên hà NGC 1398

Khoảnh khắc ấn tượng, trọn vẹn nhất của thiên hà NGC 1398 vừa được thiết bị vệ tinh chụp lại.

Đăng ngày: 29/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News