Cơ hội hiếm hoi quan sát hành tinh màu xanh da trời vài ngày tới
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20-1 là dịp hiếm hoi để người ở trên Trái đất quan sát được hành tinh màu xanh da trời tuyệt đẹp trong Thái dương hệ: sao Thiên Vương.
Theo CNET, sao Thiên Vương thường rất mờ nhạt do nằm cách rất xa Trái đất và Mặt trời, vì vậy khó nhìn thấy trên bầu trời đêm. Tuy nhiên vào ngày 20/1, Mặt trăng và sao Hỏa sẽ giúp "chỉ đường" cho những người yêu thiên văn tìm kiếm hành tinh xanh này.
Sao Thiên Vương nổi bật với màu xanh da trời cùng với vành đai của nó - (Ảnh: NASA)
NASA nhận định đây là một cơ hội dễ dàng để nhìn sao Thiên Vương qua ống nhòm hoặc kính viễn vọng. Cụ thể, Mặt trăng lưỡi liềm sẽ mọc vài giờ sau khi Mặt trời lặn, từ đó ta tìm kiếm sao Hỏa mang màu cam đỏ. Sao Thiên Vương sẽ hiện lên sắc xanh mờ ảo trong phạm vi quan sát giữa sao Hỏa và Mặt trăng.
Thiên Vương tinh là hành tinh thứ 7 trong hệ Mặt trời, nổi bật với sắc xanh tuyệt đẹp. Vì nằm ở rất xa Mặt trời nên hành tinh này rất lạnh. Các đám mây trên sao Thiên Vương chứa khí hydrogen sulfide (H2S) có mùi giống như trứng thối.
Các hành tinh ở gần Trái đất hơn như sao Hỏa, sao Thổ sáng hơn trên bầu trời đêm, vì vậy chúng ta thường bị thu hút bởi chúng mà bỏ qua các thiên thể mờ nhạt hơn.
Tuy sao Thiên Vương không được nhắc đến là một trong các hành tinh hào nhoáng nhất, nhưng nhiều người cho rằng nó là một "viên ngọc" bị đánh giá thấp. Ngày 20/1 sẽ là thời điểm thuận lợi hiếm hoi để ta có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của viên ngọc màu xanh da trời này.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
