Cỗ máy giống nhện nước khai thác năng lượng sóng

Nguyên mẫu máy phát điện M4 dài 24m và rộng gần 10m sẽ nổi trên mặt nước và sản xuất điện từ những gợn sóng.

Cỗ
Máy phát điện M4 dự kiến bắt đầu hoạt động cuối tháng 9. (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển)

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển thuộc Đại học Tây Australia (UWA) triển khai Dự án Trình diễn Năng lượng Sóng với việc phát triển cỗ máy Đa thân Đa chế độ Neo đậu (M4). Nguyên mẫu máy phát điện từ sóng này vừa trình làng tuần trước và dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 9, New Atlas hôm 9/9 đưa tin.

Bằng cách khai thác tài nguyên sóng mạnh mẽ và ổn định dọc theo bờ biển Albany, dự án hướng đến khám phá tiềm năng đa dạng hóa kinh tế địa phương và phát triển nền công nghiệp không phát thải trong tương lai. "M4 được thiết kế để khai thác sức mạnh sóng và bằng cách công khai dữ liệu của mình, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở cả cấp địa phương lẫn toàn cầu", giáo sư Christophe Gaudin, giám đốc Viện Đại dương và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển thuộc UWA, cho biết.


Phiên bản thu nhỏ của M4 hoạt động trong bể thử nghiệm. (Video: Blue Economy CRC).

M4 trông giống như một con nhện trên mặt nước. Nó sẽ hoạt động trong 6 tháng tại vịnh King George, thành phố cảng Albany. Sau thử nghiệm, một phiên bản lớn hơn sẽ được chế tạo và triển khai ngoài biển khơi.

Nguyên mẫu M4 dài 24 m và rộng gần 10 m - xấp xỉ chiều dài của một con sóng trung bình trong vịnh King George. Cỗ máy gồm một khung thép có bản lề được nâng lên bằng 4 phao nổi. Nhờ thiết kế bản lề, chuyển động xoay góc của khung khi có sóng sẽ tạo ra điện với mọi dao động của nước xung quanh.

M4 đạt công suất tối đa 10 kW, không lớn so với kích thước của nó. Nguyên mẫu Waveswing nhỏ gọn hơn đáng kể do công ty AWS Energy tại Scotland phát triển có công suất tối đa lên tới 80 kW. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ nắm được thêm nhiều thông tin từ quá trình thử nghiệm. M4 sẽ cần cải tiến thêm và vượt qua những thách thức khi hoạt động dưới nước như bị ăn mòn, bám bẩn sinh học do tảo và hà, hư hỏng do những mảnh vụn mà sóng biển cuốn theo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Drone khổng lồ dưới nước có thể lặn sâu 3.400m

Drone khổng lồ dưới nước có thể lặn sâu 3.400m

Một drone nặng 8 tấn và dài hơn 12m lập kỷ lục khi tự động lặn sâu 3.400 m trong nhiệm vụ kéo dài nhiều tuần.

Đăng ngày: 10/09/2024
Dominator 3 - Cỗ xe săn bão hiện đại nhất hiện nay

Dominator 3 - Cỗ xe săn bão hiện đại nhất hiện nay

Dominator 3, một trong những cỗ xe săn bão hiện đại nhất hiện nay, được ví như pháo đài trên bánh xe, có thể chịu sức gió hơn 516km/h và bảo vệ con người trong điều kiện cực hạn.

Đăng ngày: 10/09/2024
Nguyên nhân lũ, sạt lở hình thành sau bão

Nguyên nhân lũ, sạt lở hình thành sau bão

Sau bão luôn kèm theo là mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Đăng ngày: 10/09/2024
Siêu bão khiến nửa triệu người chết, gây bất ổn dẫn đến sự ra đời một quốc gia

Siêu bão khiến nửa triệu người chết, gây bất ổn dẫn đến sự ra đời một quốc gia

Hơn 50 năm trước, một cơn bão nhiệt đới chết chóc nhất trong lịch sử đã càn quét vào Nam Á. Chỉ trong một ngày, nửa triệu người đã mất mạng.

Đăng ngày: 09/09/2024
Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ

Theo một số tài liệu ghi nhận, từ những năm 1880 cho đến cuối thập niên 1910, có 3 cơn bão lớn quét qua Hà Nội và gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.

Đăng ngày: 09/09/2024
70% dân số

70% dân số "có thể" hát karaoke chuẩn như ca sĩ: Nghiên cứu mới sẽ chỉ cho bạn cách "mở khóa" tiềm năng đó

Bí quyết không phải là chọn bài hát tủ. Thay vào đó, các nhà khoa học cho biết có một loại bài hát mà bạn sẽ hát hay hơn cả bài tủ của mình.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể chịu được bão không?

Tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể chịu được bão không?

Trước những cơn bão lớn, nhiều người đặt câu hỏi tấm pin mặt trời trên mái nhà sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Đăng ngày: 09/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News