Phát hiện hoạt động lạ ở não bộ trong thời khắc cận tử của con người
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự gia tăng hoạt động điện trong não những người sắp chết, nó có thể liên quan đến những trải nghiệm có ý thức vào giây phút sống cuối cùng của một con người.
Chức năng não của con người tại thời điểm chết vẫn là một dấu hỏi lớn đối với khoa học.
Mặc dù việc não bộ mất đi ý thức chắc chắn luôn xảy ra khi con người qua đời, nhưng liệu có một loại ý thức tiềm ẩn nào trong quá trình cận tử (MI) hay không.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) hợp tác cùng Trung tâm Khoa học Ý thức Michigan đã cung cấp bằng chứng ban đầu về sự gia tăng hoạt động của não, tương quan với ý thức trong bộ não sắp chết của con người.
Khám phá này mang lại tầm nhìn mới về vai trò của bộ não trong khoảnh khắc cận tử của một người (Ảnh minh họa: Trust my science).
Hoạt động mạnh của sóng gamma
Trước khi có những khám phá đối với con người, nhóm nhà khoa học đã theo dõi các nghiên cứu về não bộ ở động vật trong thời khắc cận tử được thực hiện gần 10 năm trước.
Kết quả cho thấy động vật khi ngừng tim và hệ thống hô hấp đã có sự gia tăng dao động sóng gamma và các cơ quan thần kinh kết nối chức năng.
Để xác định xem những kết quả tiền lâm sàng này có được phản ánh ở người hay không, các tác giả đã phân tích tín hiệu điện não đồ và điện tâm đồ của 4 bệnh nhân đang hôn mê và không còn hy vọng sống.
Trong quá trình rút hệ thống máy thở, hai trong số các bệnh nhân cho thấy nhịp tim và hoạt động của sóng gamma đều tăng.
Sóng gamma được coi là hoạt động não nhanh nhất và liên quan đến ý thức.
Ngoài ra, sự gia tăng này còn phát hiện khu vực vùng nóng kết nối đến hệ thống thần kinh của ý thức trong não.
Ở bộ não con người khỏe mạnh, những hệ thống này giúp chúng ta có thể thức tỉnh và mơ ước, nhưng cũng gây ảo giác thị giác và trạng thái ý thức thay đổi trong bệnh động kinh.
Trước đó, hai bệnh nhân này được các bác sĩ báo cáo co giật, nhưng không có cơn động kinh nào xảy ra trước khi họ qua đời, trong khi hai người còn lại trong 4 người trên được nhóm nghiên cứu theo dõi không có sự gia tăng nhịp tim hay sóng gamma.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều khả năng hoạt động gamma của hai bệnh nhân đầu tiên được kích thích bởi tình trạng thiếu oxy đối với các mô của cơ thể và tăng hơn nữa khi tình trạng tim xấu đi ở những bệnh nhân sắp chết.
Những dữ liệu này cho thấy, sự gia tăng sức mạnh và kết nối gamma được quan sát thấy trong các mô hình động vật bị ngừng tim cũng xuất hiện ở một số bệnh nhân trong thời khắc cận tử.
Phát triển một ý thức mới
Nhóm các nhà khoa học lưu ý, chúng ta vẫn không thể chắc chắn trong nghiên cứu này những gì bệnh nhân đã trải qua, bởi vì họ đã không sống sót để làm chứng cho nó.
Việc theo dõi điện não đồ hoạt động mạnh sau khi ngừng tim có thể cung cấp dữ liệu cần thiết để xác định xem liệu những đợt hoạt động tia gamma này có phải là bằng chứng của một ý thức tiềm ẩn hay không, ngay cả khi cái chết đang đến gần.
Mặc dù các cơ chế và ý nghĩa sinh lý của khám phá này vẫn cần phải được nghiên cứu thêm, nhưng dữ liệu thu được cho thấy bộ não sắp chết vẫn có thể hoạt động.
Nghiên cứu sẽ đặt nền móng cho những khám phá sâu hơn về ý thức tiềm ẩn ở khoảnh khắc ngừng tim của con người, đóng vai trò như một hệ thống mô hình để tìm hiểu sâu hơn các cơ chế của ý thức con người.

Khoa học có thể giúp cho con người mọc cánh và bay như chim không?
Sự tiến hóa của loài chim, và khả năng bay của chúng là một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của tự nhiên.

Mật ong điên khiến đội quân La Mã bị tiêu diệt
Trong một cuộc phục kích táo bạo nhất mọi thời đại, một đội quân La Mã tử trận do bị kẻ thù đầu độc bằng mật ong gây ảo giác từ loài ong sống dọc Biển Đen.

"Khanh sát" - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng
Nhiều người tưởng nhầm " khanh sát" chính là chôn sống nhưng thực tế hình thức trừng phạt này còn đáng sợ hơn rất nhiều.

Việc uống rượu xã giao không mang lợi ích trong công việc
Bạn đã bao giờ cảm thấy áp lực phải tham gia một bữa tiệc rượu với đồng nghiệp sau giờ làm dù bạn chỉ thích uống trà hơn là say xỉn?

Trung Quốc phát sốt vì "thần dược" chiết xuất từ 1 bộ phận của con lừa: Có mùi hôi được bán với giá đắt hơn vàng
Da lừa được sử dụng để làm e'jiao - một phương thuốc cổ truyền đã 2.500 tuổi nhưng bỗng trở nên phổ biến sau khi xuất hiện trong một bộ phim truyền hình Trung Quốc.

Một ngày ở Nhật Bản có thể dài đến 30 giờ, phải chăng đất nước này sống ở "dòng thời gian" khác?
Nếu để ý theo dõi các chương trình truyền hình đêm muộn và tờ mờ sáng ở Nhật Bản, bạn có thể nhận ra một điều vô cùng kỳ lạ khi hiển thị mốc thời gian 25g30, 27g...
