"Khanh sát" - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng

Thời phong kiến, người xưa thường dùng rất nhiều cách để trừng phạt binh lính địch thua trận. Trong đó, hình thức xử tử được coi là tàn ác nhất.

Theo nhiều ghi chép lịch sử, việc xử tử có thể là chôn sống, treo cổ hoặc chém đầu. Ngoài ra, còn có một cách thức khác được gọi là “khanh sát”, được cho là tàn ác nhất trong số những hình thức giết người kể trên. Vậy “khanh sát” là gì? Tại sao những người lính vừa nghe thấy tên gọi này liền sợ tới mức “mặt cắt không còn giọt máu”?

Nhiều người cho rằng “khanh sát” là tên gọi khác của cách trừng phạt chôn sống. Trên thực tế, người xưa không dùng từ “khanh sát” để ám chỉ hành động này.

Khanh sát - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng
Nhiều người hiểu nhầm rằng "khanh sát" là hình thức tuẫn táng chôn sống người. (Ảnh minh họa: Sohu).

Để hiểu rõ hơn “khanh sát” là gì, chúng ta hãy bắt đầu từ cách thức thực hiện phương pháp trừng phạt binh lính thua trận này. Cuộc trừng phạt bằng hình thức “khanh sát” được biết đến nhiều nhất là do Bạch Khởi tổ chức. Bạch Khởi (? – 257 TCN) là đại tướng quân thời Chiến Quốc của nhà Tần, lập nhiều chiến công dẹp tan các nước chư hầu, dọn đường để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa.

Bạch Khởi được đánh giá là vị tướng tài ba. Đặc biệt, ông không bao giờ dùng binh theo binh pháp. Có thể nói, Bạch Khởi một khi cầm quân thì đã đánh là thắng, không gì có thể ngăn nổi. Trận đánh đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của Bạch Khởi là đại chiến Trường Bình, nơi quân Tần vây hãm 45 vạn quân Triệu. Tướng Triệu khi đó là Triệu Quát, vì thiếu kinh nghiệm mà bị Bạch Khởi đánh cho tan tác, phải chịu thua trận.

Khanh sát - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng
Hai nhân vật khiến phương thức trừng phạt này được nhiều người biết đến là Vương Mãng và Bạch Khởi. (Ảnh minh họa: Sohu)

Sử ký của Tư Mã Thiên chép lại, vì quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi sợ không quản lý được, nên bàn với phó tướng Vương Hạt đem giết hết. Để lừa quân Triệu, ông cho họ hợp với quân tần, đem đồ ăn, nước uống tới và nói rằng ngày mai sẽ chọn binh, người nào khỏe mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần, còn người già yếu hay nhát sợ đều cho về nước. Sau đó, Bạch Khởi lại truyền mật lệnh cho quân Tần dùng vải trắng phủ đầu, ai không có đều phải giết đi.

Quân Tần theo lệnh, đồng loạt ra tay. Hơn 45 vạn quân Triệu chịu chết chỉ trong một đêm. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong lũy Tần, ngày nay gọi là núi Đầu Lâu.

Người thứ 2 khiến kiểu trừng phạt “khanh sát” này được nhiều người biết đến là Vương Mãng. Vương Mãng vốn là một quyền thần thời nhà Hán. Người này tổ chức một cuộc nổi loạn, cướp ngôi nhà Hán trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Khanh sát - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng
"Khanh sát" thực tế là hình thức giết người rồi dùng xác và đầu của họ đắp thành một tháp cao. (Ảnh minh họa: Sohu)

Theo các ghi chép, sau cuộc nổi loạn, Vương Mãng ra lệnh xử tử những người phản đối mình. Trong chiếu chỉ, Vương Mãng còn đưa ra một phương thức cụ thể, đó là giết chết những người này trước, sau đó dùng xác của họ cùng với đất xếp thành tháp, trên đỉnh của tháp thi thể này cắm một lá cờ cao sáu thước, lấy tháp này uy hiếp kẻ địch.

Từ đây, ta có thể hiểu “khanh sát” có nghĩa là một cái tháp cao được xây dựng bằng đầu hoặc xác của kẻ thù. Cũng có thể nói, đây là hình phạt cao nhất dành cho kẻ địch và cách thức thực hiện không giống với tuẫn táng chôn sống người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Việc uống rượu xã giao không mang lợi ích trong công việc

Việc uống rượu xã giao không mang lợi ích trong công việc

Bạn đã bao giờ cảm thấy áp lực phải tham gia một bữa tiệc rượu với đồng nghiệp sau giờ làm dù bạn chỉ thích uống trà hơn là say xỉn?

Đăng ngày: 05/05/2023
Trung Quốc phát sốt vì

Trung Quốc phát sốt vì "thần dược" chiết xuất từ 1 bộ phận của con lừa: Có mùi hôi được bán với giá đắt hơn vàng

Da lừa được sử dụng để làm e'jiao - một phương thuốc cổ truyền đã 2.500 tuổi nhưng bỗng trở nên phổ biến sau khi xuất hiện trong một bộ phim truyền hình Trung Quốc.

Đăng ngày: 05/05/2023
Một ngày ở Nhật Bản có thể dài đến 30 giờ, phải chăng đất nước này sống ở

Một ngày ở Nhật Bản có thể dài đến 30 giờ, phải chăng đất nước này sống ở "dòng thời gian" khác?

Nếu để ý theo dõi các chương trình truyền hình đêm muộn và tờ mờ sáng ở Nhật Bản, bạn có thể nhận ra một điều vô cùng kỳ lạ khi hiển thị mốc thời gian 25g30, 27g...

Đăng ngày: 04/05/2023
Đấu trường La Mã cổ đại có cả thang máy chuyên dụng được xây dựng như thế nào?

Đấu trường La Mã cổ đại có cả thang máy chuyên dụng được xây dựng như thế nào?

Đấu trường La Mã cổ đại đã tồn tại gần 2.000 năm. Rốt cục, công trình này được xây dựng như thế nào mà có thể thách thức thời gian lâu đến thế?

Đăng ngày: 04/05/2023
Xức dầu cho Vua Charles: Nghi thức thiêng liêng nhất tại lễ đăng quang!

Xức dầu cho Vua Charles: Nghi thức thiêng liêng nhất tại lễ đăng quang!

Trong lễ đăng quang, Vua Charles III sẽ tham dự một nghi thức có truyền thống lâu đời của Anh.

Đăng ngày: 04/05/2023
Phát hiện nhiều loài động, thực vật mới ở Việt Nam

Phát hiện nhiều loài động, thực vật mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài bướm mắt rắn mới ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Đăng ngày: 04/05/2023
Trung Quốc bắt đầu khoan giếng dầu sâu nhất châu Á

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng dầu sâu nhất châu Á

Tập đoàn Sinopec bắt đầu khoan giếng dầu Yuejin 3-3 sâu 9.472m tại khu vực lòng chảo Tarim, khu tự trị Tân Cương, hôm 1/5.

Đăng ngày: 04/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News