Có mấy loài vi tảo độc hại?
Tảo sợi bám - Phaeocystis globosa - nở hoa tạo bọt tấp vào bờ vùng biển Bình Thuận tháng 4-2005 - Ảnh: Sở KH&CN Bình Thuận
TS Nguyễn Ngọc Lâm - trưởng phòng sinh vật phù du biển, Viện Hải dương học Nha Trang (Viện Khoa học và công nghệ VN) - cho biết riêng ở vùng biển Khánh Hòa đã có ít nhất 44 loài vi tảo có khả năng gây độc hại được tìm thấy.
Còn ở các vùng biển trên phạm vi cả nước, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 70 loài tảo có khả năng sinh độc tố gây hại cho con người. Trong khi đó, khoa học cũng đã ghi nhận được trên thế giới có khoảng 300 loài thực vật phù du hình thành sự nở hoa với mật độ lên đến hàng triệu tế bào/lít.
Khoảng 1/4 trong số các loài gây nên hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố. Theo TS Lâm, đây là mối đe dọa, thậm chí có thể tàn phá khu hệ động vật và thực vật, kể cả ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã ghi nhận được sự tích tụ độc tố tảo trong cá hoặc các loài động vật thân mềm có vỏ.
Cấu trúc hóa học của các độc tố tảo trong tự nhiên là rất khác nhau, nhưng chúng không thể bị phá hủy hoặc tiêu giảm khi đun nấu ngay cả ở nhiệt độ cao, đặc biệt các độc tố tảo không làm ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm nên con người càng khó phát hiện chúng.
Q.T.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
