Có một loại protein rất có ích được đặt tên là Pikachu

Vào năm 2008, Pikachu đã chính thức được ghi danh vào từ điển y khoa khi mà nó làm nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới, "Pikachurin".

Có thể nói Pikachu là một trong những nhân vật huyền thoại và đáng nhớ nhất trong loạt phim/truyện/game Pokemon mà đa số ai trong chúng ta cũng từng đọc hoặc chơi qua. Đây là một nhân vật giả tưởng có hình dáng giống chú hamster, với bộ lông màu vàng chóe và chiếc đuôi hình sấm sét. Khi mới ra mắt, Pikachu đã chiếm được cảm tình từ cộng đồng game và manga của Nhật bản cũng như thế giới. Khi nhắc đến Pokemon, chúng ta không thể không nhớ đến Pikachu.


Pikachu là nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới "Pikachurin".

Không dừng lại ở đó, vào năm 2008, Pikachu đã chính thức được ghi danh vào từ điển y khoa khi mà nó làm nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới, "Pikachurin". Nhà khoa học Nhật Bản, tác giả của việc tìm ra protein này, Shigeru Sato, lí giải rằng chính vì tính chất "di chuyển nhanh như tia chớp và gây ra hiện tượng tích điện" đã khiến ông chọn cái tên khá dễ nhớ trên.

Loại protein này có tác dụng phát tín hiệu từ mắt người lên não, và còn dùng để giúp mắt theo dõi vật thể chuyển động. Nếu không có loại protein này, các tín hiệu từ mắt người gửi lên não sẽ tốn thời gian hơn 3 đến 4 lần so với bình thường.

Đây không phải lần đầu các nhà khoa học sử dụng tên của nhân vật hư cấu để đặt tên cho các khái niệm khoa học mới. Vào năm 2005, các nhà khoa học đã đặt tên "Pokemon" (POK erythroid myeloid ontogenic factor) cho một loại gene liên quan đến ung thư.

Tuy nhiên sau đó nó đã chuyển thành Zbtb7 sau khi cộng đồng những người yêu thích Pokemon đã phản đối vì họ không muốn tên của một biểu tượng như vậy đặt cho loại gene gây ung thư.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News