Có một nhà khoa học vô cùng trẻ tuổi

Lâu nay, giới khoa học thế giới đang xôn xao về trường hợp của Jack Thomas Andraka, được đánh giá là một nhà phát minh, nhà khoa học và nhà nghiên cứu ung thư người Mỹ.

Điều xôn xao thứ nhất vì em còn rất trẻ, sinh năm 1997, nghĩa là năm nay mới vừa đúng 21 tuổi mà thông thường thì phải còn một năm nữa mới hoàn tất đại học, và điều thứ hai là em đã đưa ra trình làng và đoạt giải thưởng về một phương pháp tiềm năng để có thể phát hiện giai đoạn đầu của bệnh ung thư tụy và một số ung thư khác, mà em đã thực hiện trong khi còn là một học sinh trung học, vào khi 17 tuổi.

Có một nhà khoa học vô cùng trẻ tuổi
Nhà khoa học trẻ tuổi Jack Thomas Andraka trong phòng thí nghiệm.

Theo Andraka, em đã phát minh ra một loại cảm biến mới, tương tự như các dải thử nghiệm tiểu đường, để sàng lọc ung thư tuyến tụy giai đoạn sớm. Thiết bị cảm biến này là một dải giấy được phủ ống nano carbon đơn vách giúp để tăng độ dẫn điện và kháng lại sức đề kháng sinh học của con người, nhằm đo lường mức độ mesothelin (một dấu ấn sinh học nghi ngờ ung thư) trong một mẫu để kiểm tra sự hiện diện của ung thư ở bệnh nhân. Các mẫu có chứa mesothelin đã được áp dụng cho các dải giấy thử nghiệm này, và sự gắn kết của mesothelin với kháng thể được định lượng bằng cách đo những thay đổi trong tính chất điện của dải.

Andraka cho biết, các xét nghiệm về huyết thanh người có được từ cả người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm tụy mãn tính, ung thư biểu mô tuyến tụy (tiền chất ung thư tuyến tụy), hoặc ung thư tuyến tụy cho thấy phản ứng phụ thuộc vào liều.

Theo em, phương pháp này nhanh gấp 168 lần so với các phương pháp truyền thống, đắt hơn 1⁄26.667 lần và nhạy cảm hơn 40 lần so với LAISA, từ 25% đến 50% chính xác hơn thử nghiệm CA19-9 và hơn 90 % chính xác trong việc phát hiện sự hiện diện của mesothelin.

Thiết bị của Andraka đã được thử nghiệm trên một bệnh nhân có cảm giác bị ung thư tuyến tụy vào năm 2012 trước sự chứng kiến của giới truyền thông. Em cũng cho biết động lực thúc đẩy em thực hiện công trình này là do từ cái chết vì ung thư tụy của một người bạn thân với gia đình, cũng như cảm hứng từ tài liệu của các vị giáo sư đi trước.

Và điều lớn nhất mà em học được chính là các bệnh nhân qua đời vì ung thư tụy là do thiếu sự phát hiện sớm và thiếu phương pháp sàng lọc hiệu quả. Vì vậy, em đã bắt đầu nghĩ về nhiều cách khác nhau để phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của ung thư và chấm dứt sự tăng trưởng trước khi các tế bào ung thư trở nên xâm lấn.

Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, Andraka cho biết ý tưởng về việc thử nghiệm ung thư tuyến tụy đến khi em đang học lớp sinh học tại trường trung học North County (tiểu bang Maryland, Mỹ), vẽ bài học về kháng thể và bài viết về phương pháp phân tích sử dụng ống nano carbon. Sau đó, được trợ giúp của các tạp chí khoa học trực tuyến miễn phí, em tiếp tục nghiên cứu thêm về ống nano và hóa sinh ung thư.

Andraka cho biết, khi nghiên cứu thành công, em đã liên lạc với 200 giáo sư tại Đại học Johns Hopkins và Viện Y tế Quốc gia nhằm xin tài trợ kế hoạch, ngân sách và thời gian cho dự án, hy vọng sẽ nhận được một chỗ trong phòng thí nghiệm. 199 giáo sư đã từ chối và rốt cuộc chỉ có TS. Anirban Maitra, Giáo sư Bệnh học, Ung thư, Kỹ thuật Hóa học và Sinh học phân tử tại Trường Y Johns Hopkins, chấp nhận mời Andraka đến làm việc tại phòng thí nghiệm của ông. Vào tháng 10 năm 2013, Andraka xuất hiện với tư cách khách mời trên chương trình truyền hình The Colbert Report của Mỹ để thuyết trình về đề tài công việc của mình.

Trước sự thành công vang dội của Andraka, dĩ nhiên trong giới khoa học cũng không thiếu lời phê phán. Nào là nồng độ trong mesothelin ở những người hiến máu khỏe mạnh không khác biệt về mặt thống kê so với nồng độ trong huyết thanh ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Và theo TS. Ira Pastan, người phát hiện ra mesothelin, thì nói rằng phương pháp của Andraka "không có ý nghĩa khoa học"…

Vậy thì, chờ thêm một vài năm thử nghiệm nữa sẽ là điều cần thiết để xác định phương pháp của Andraka. Tuy nhiên cũng cần biết là em đã đoạt Giải thưởng Gordon E. Moore (2012, năm 15 tuổi), Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế của Intel năm 2013 (năm 16 tuổi), Giải 4 về Hóa học của National Jefferson Award 2014 (năm 17 tuổi), Giải thưởng Samuel S. Beard cho dịch vụ công cộng lớn nhất dành cho người dưới ba mươi lăm tuổi và năm 2015 (năm 18 tuổi) thì giành được học bổng của Coca-Cola Foundation.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người phụ nữ thứ 5 giành Giải Nobel Hóa học trong lịch sử

Người phụ nữ thứ 5 giành Giải Nobel Hóa học trong lịch sử

Giáo sư Frances H. Arnold (người Mỹ) là người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử giành giải thưởng Nobel Hóa học 2018.

Đăng ngày: 04/10/2018
Nhà khoa học duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý

Nhà khoa học duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý

John Bardeen bộc lộ năng khiếu từ nhỏ và góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ điện tử với những nghiên cứu xuất sắc.

Đăng ngày: 04/10/2018
Thông tin hiếm hoi về nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm

Thông tin hiếm hoi về nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm

Theo đài Sputnik, bà Donna Strickland là một nhà vật lý chuyên ngành laser làm việc tại Đại học Waterloo, bang Ontario, Canada.

Đăng ngày: 03/10/2018
Frizt Haber - Kẻ sát nhân nhận giải Nobel Hóa học

Frizt Haber - Kẻ sát nhân nhận giải Nobel Hóa học

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của giải Nobel, chưa lần nào Hội đồng thẩm định giải gặp phải sự phản ứng gay gắt của công luận như năm 1919, khi Fritz Haber, người Đức, được trao giải Nobel Hóa học.

Đăng ngày: 16/09/2018
Người phụ nữ nhận thưởng vì khám phá ra ẩn tinh, nhưng người khác lại nhận giải NOBEL nhờ khám phá của bà

Người phụ nữ nhận thưởng vì khám phá ra ẩn tinh, nhưng người khác lại nhận giải NOBEL nhờ khám phá của bà

Năm 1965, hai năm sau khi Jocelyn Bell Burnell tới trường Đại học Cambridge để bắt đầu chương trình học tiến sĩ, bà phát hiện ra ngôi sao pulsar đầu tiên.

Đăng ngày: 11/09/2018
Thiên tài toán học Srinivasa Ramanujan, người đàn ông biết đếm tới vô tận

Thiên tài toán học Srinivasa Ramanujan, người đàn ông biết đếm tới vô tận

Lại một bằng chứng nữa cho thấy "thiên tài thì yểu mệnh". Nhưng trong cuộc đời ngắn ngủi 32 năm, Ramanujan đã để lại một di sản toán học khổng lồ cho nhân loại.

Đăng ngày: 06/09/2018
Chuyện ít biết về thần đồng người Mỹ chế tạo bom từ năm 11 tuổi

Chuyện ít biết về thần đồng người Mỹ chế tạo bom từ năm 11 tuổi

Giới khoa học hạt nhân không còn lạ lẫm với cái tên Taylor Wilson, sinh năm 1994. Cậu được xem là thần đồng khi có thể chế tạo bom hóa học trong phòng thí nghiệm từ tuổi thiếu niên.

Đăng ngày: 04/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News