Có một yếu tố hóa học được ứng dụng trong hàng thập kỷ hóa ra chưa từng tồn tại

Một yếu tố hết sức quan trọng, là nền tảng cho nhiều nghiên cứu, cuối cùng hóa ra chưa từng tồn tại.

Cuối tháng 1/2018, tạp chí Chemical Communications đã cho công bố một nghiên cứu hết sức kỳ lạ và không kém phần thú vị. Theo đó, nghiên cứu đã biến một hóa chất vốn được ứng dụng rất nhiều trong hàng thập kỷ trở thành một thứ nhỏ bé vô danh.

Chính xác hơn, hóa chất ấy chưa từng tồn tại, và đồng nghĩa với việc rất nhiều nghiên cứu từng được thực hiện trên "hóa chất ma" ấy đã trở nên vô giá trị.

Có một yếu tố hóa học được ứng dụng trong hàng thập kỷ hóa ra chưa từng tồn tại
Hóa chất tưởng chừng quan trọng hóa ra lại chưa từng tồn tại.

Cụ thể, nghiên cứu do các chuyên gia từ ĐH Tây Úc và ĐH Murdoch (Úc) thực hiện, và nó đến với họ một cách tình cờ. Khi ấy, 2 nhóm chuyên gia đang thực hiện một dự án về xử lý thủy ngân đến từ các nhà máy lọc dầu bằng dung dịch sulfide (S2-).

Nghe quá hợp lý đúng không? Nhưng đây là một câu hỏi không hề đơn giản đâu, vì ngành công nghiệp lọc dầu đã tìm cách trả lời nó trong nhiều năm. Nhìn chung, đây là một dự án đòi hỏi kiến thức chuyên môn rất sâu về hóa học, cũng như sử dụng nhiều biến thể của lưu huỳnh.

Trong quá trình nghiên cứu, họ phải tập trung vào ion S2-. Ion này dường như được xác định tồn tại ở rất nhiều dạng, và các chuyên gia đã phải tìm các bằng chứng thử nghiệm về sự tồn tại của nó trong dung dịch.

Họ sử dụng các hỗn hợp phức tạp liên quan đến lưu huỳnh, hòa tan chúng trong dung dịch siêu đậm đặc, rồi đặt vào máy phổ kế. Đây là thiết bị sử dụng laser để kích thích các phân tử, rồi sử dụng ánh sáng tán xạ để xác định từng phân tử cụ thể đang tồn tại trong dung dịch.

Có một yếu tố hóa học được ứng dụng trong hàng thập kỷ hóa ra chưa từng tồn tại
Ký hiệu của sulfide.

Nhưng kỳ lạ thay, dù có cố gắng đến mức nào, họ vẫn không tìm thấy bóng dáng của ion S2- trong dung dịch ấy.

"Không có bất kỳ bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy ion này tồn tại trong dung dịch" - tác giả nghiên cứu, giáo sư Peter May từ ĐH Murdoch cho biết.

Cũng theo May, ông cho rằng dù chưa thể chứng minh S2- không tồn tại, nhưng cũng chẳng có bằng chứng gì cho thấy nó tồn tại cả. Cứ như một ion "ma" vậy.

Quan trọng hơn, sulfide lại là một yếu tố hóa học hết sức quan trọng, xuất hiện ở mọi cuốn sách giáo khoa, mọi nền tảng hóa học được con người biết đến. Theo May, đây là lúc khoa học cần nghiêm túc hơn, không tiếp tục thực hiện các nghiên cứu với nền tảng dựa trên sự tồn tại của sulfide. Thậm chí là một cách tiêu cực thì có thể xóa bỏ hết các nghiên cứu trước kia, vì chúng đã sai rồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News