Có nên đưa tôn giáo lên các vì sao?

Kế hoạch chinh phục các vì sao trong vòng 100 năm tới không chỉ gặp muôn vàn khó khăn kỹ thuật, mà các chuyên gia còn phải đối mặt với câu hỏi hóc búa liên quan tới tâm linh con người: Có nên để tôn giáo tham gia vào hành trình này hay không?

Đưa con người lên một vì sao khác sẽ là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người. Các chức sắc tôn giáo đề cập tới việc đưa tôn giáo theo hành trình chinh phục các vì sao tại hội nghị chuyên đề về chinh phục các vì sao trong 100 năm tới (100 year Starship Symposium) tại Houston hôm 14/9.

Hành trình như thế rất có thể sẽ kéo dài, liên quan tới nhiều thế hệ, và số lượng người tham gia có thể lên tới 10.000 người.

Nhà thờ có nhiều nguồn lực, tiền và có thể huy động sự giúp đỡ từ nhiều phía để thực hiện sứ mệnh du hành tới vì sao, Jason Batt, giám đốc của Trung tâm Cơ đốc giáo ở Sacramento, California, nói. Theo Batt, và Giáo hội Thiên Chúa nên bắt đầu chuẩn bị lập ra tổ chức để đưa tôn giáo lên hoạt động tại một hành tinh mới.

Tuy nhiên, nhiều người khác phản đối ý tưởng để tổ chức tôn giáo tham gia vào sứ mệnh chinh phục các vì sao.


Cửa sổ ở Thánh đường quốc gia Washington mô phỏng tảng đá
mặt trăng được Neil Armstrong đưa về trái đất.
(Nguồn:
Space)

Mục sư Alvin Carpenter ở Giáo hội Southern Baptist cho rằng các tôn giáo làm nảy sinh nhiều mối quan hệ mâu thuẫn, xung đột như lịch sử đã chứng minh. Ví dụ, những quan điểm phủ nhận quan hệ đồng tính luyến ái đã khiến bao nhiêu người đồng tính tìm đến con đường tự vẫn…

“Nếu mang tôn giáo lên chuyến tàu đi tới vì sao, chúng ta sẽ mang theo chất độc mà chúng ta đang chứng kiến trên trái đất", Carpenter nói.

Trong khi mục sư Carpenter ủng hộ việc để tôn giáo lại trên trái đất, Batt cho rằng tôn giáo liên quan tới nhiều sự cố lịch sử đau thương, nhưng không thể phủ nhận tôn giáo là một phần của nhân loại.

“Tôi nghĩ tôn giáo sinh ra bởi vũ trụ sẽ căn cứ trên khoa học", Carpenter nói.

Dù gì đi nữa, tôn giáo vẫn sẽ tham gia vào sứ mệnh chinh phục các vì sao, bằng cách này hay cách khác, vì con người luôn mang theo tôn giáo bên mình, ít nhất là trong tư tưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News