Có phải cây phát triển nhanh hơn nhờ động đất?

Động đất mang đến thiệt hại to lớn về người và tài sản. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, các trận động đất có thể đã giúp cây cối trong thung lũng phát triển ngang bằng với những cây trên sườn đồi do nhận được lượng nước vào rễ nhiều hơn.

Sau một trận động đất, nhà thủy văn học Christian Mohr của Đại học Potsdam và các đồng nghiệp đã khoan 20 mẫu gỗ từ 6 cây thông Monterey dọc theo các tầng từ cao đến thấp của thung lũng và sườn núi.

Mỗi mẫu có kích thước như một chiếc bút chì. Họ phân tích các mẫu lõi gỗ dưới kính hiển vi, theo dõi kích thước và hình dạng của tế bào trong các vòng tuổi của cây thay đổi như thế nào khi có nhiều nước hơn.

Sau đó, họ đo tỉ lệ đồng vị carbon-12 và carbon-13 thay đổi như thế nào giữa các tế bào khác nhau. Cây cối hấp thụ nhiều carbon-12 hơn carbon-13 trong quá trình quang hợp, vì vậy tỉ lệ đồng vị carbon thay đổi giữa các tế bào có tuổi đời khác nhau báo hiệu thời điểm hoạt động quang hợp tăng mạnh trong quá khứ. Đây cũng là các thời điểm cây nhận được nhiều nước hơn, vì nước là nguyên liệu và môi trường duy trì điều kiện cho quá trình quang hợp.


 Cây hấp thu chất dinh dưỡng từ rễ sau mỗi trận động đất. (Ảnh minh họa)

Từ hình dạng tế bào và tỉ lệ đồng vị carbon, nhóm Mohr phát hiện, những cây ở đáy thung lũng đã trải qua một đợt tăng trưởng mạnh kéo dài hàng tuần đến hàng tháng sau trận động đất ở Maule - mức tăng trưởng tương đương như những đợt do mưa lớn tạo ra. Và cũng như dự đoán ban đầu, cây cối trên các sườn đồi, ở vị trí cao hơn, phát triển chậm hơn sau trận động đất, nhóm báo cáo trên Tạp chí Journal of Geophysical Research Biogeosciences.

Panyushkina cho biết, có thể sử dụng kỹ thuật này để xác định chính xác thời điểm các trận động đất, mưa lớn và các sự kiện khác gây ra tác động tăng trưởng ngắn hạn.

Bởi vì các vòng tuổi của cây phản ánh sự tăng trưởng trung bình qua mỗi năm, các nhà nghiên cứu chỉ có thể sử dụng chúng để xác định động đất, núi lửa phun trào và sóng thần trong phạm vi năm. Bằng cách kết hợp thêm các phép đo cấp độ tế bào với dữ liệu đồng vị carbon, Mohr và các đồng nghiệp đã có thể xác định trận động đất ở Maule với độ chính xác đến từng tháng.

Bước tiếp theo là lặp lại nghiên cứu ở các địa điểm khác để xem liệu kỹ thuật có áp dụng cho các loài cây và khí hậu khác nhau hay không. Ở Chile, cây thông Monterey thường được trồng trên những vùng đất khô cằn, làm hạn chế sự phát triển của cây, do đó dễ quan sát những đợt tăng trưởng bùng phát nhờ có thêm nước.

Mohr cũng cho rằng kỹ thuật mới sẽ chính xác nhất ở những vùng tương đối khô cằn, và khi có thêm nước cây phát triển rõ ràng hơn. Ông dự định lặp lại nghiên cứu với lõi cây từ Thung lũng Napa ở California.

Theo Panyushkina, phương pháp này cũng có thể giúp các nhà sử học nhìn lại quá khứ: Xác định các nhiễu động ngắn hạn như động đất xảy ra hàng nghìn năm trước. Việc xác định chính xác các trận động đất cổ đại và các sự kiện khác tác động đến nước ngầm sẽ là “quan trọng đối với mục đích địa chất, thủy văn và xã hội”, Panyushkina nói, “Nghiên cứu này đã mang lại kỹ thuật, công cụ mới”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News