Có phải đeo kính sẽ khiến bạn ngày càng cận nặng thêm?
"Team cận thị" hẳn luôn băn khoăn về việc có nên đeo kính thường xuyên, bởi sợ càng đeo thị lực sẽ càng giảm.
Với những ai trót mắc phận "bốn mắt" hẳn đã từng nghe đâu đó lời khuyên kiểu như sau: "Đừng đeo kính nhiều, coi chừng gỡ ra không thấy đường đi đấy".
Lời khuyên này dựa trên suy nghĩ rằng các cơ điều khiển sự co giãn của thủy tinh thể trong mắt không cần phải hoạt động nhiều khi bạn đeo kính.
Đeo kính nhiều khiến độ cận tăng?
Và giống như người lười tập thể dục, các cơ đó sẽ yếu dần đi và bạn càng lúc sẽ phải nỗ lực nhiều hơn chỉ để nhìn rõ một vật nào đó. Hay nói cách khác, đeo kính nhiều thì độ cận sẽ càng tăng.
Nhưng độ tin cậy của lời khuyên này đến đâu, và phải chăng cho dù cận nặng hay nhẹ thì bạn cũng không nên thường xuyên đeo kính?
Để giải đáp khúc mắc, trước tiên chúng ta cần hiểu được nguyên nhân của tật cận thị và cách mắt kính điều chỉnh lại thị lực.
Hầu hết các vấn đề về tầm nhìn ở con người đều do nhãn cầu quá dài, hoặc quá ngắn so với bình thường. Điều này khiến giác mạc và thủy tinh thể không thể hội tụ ánh sáng đúng ngay võng mạc làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ nhòe.
Cận thị và viễn thị.
Với trường hợp nhãn cầu dài, ánh sáng hội tụ phía trước võng mạc một khoảng gây nên tật cận thị, người bệnh chỉ nhìn rõ vật ở gần và khó khăn khi nhìn khoảng cách xa. Ngược lại, nhãn cầu ngắn, làm ánh sáng hội tụ sau võng mạc gây nên viễn thị, và người bệnh lúc này lại nhìn xa tốt hơn nhìn gần.
Chiếc kính được tạo ra với vai trò bù trừ cho hình dạng bất thường của nhãn cầu, làm lệch đôi chút đường đi của các tia sáng để có thể hội tụ ngay đúng võng mạc, giúp người cận hay viễn nhìn rõ mọi vật xung quanh.
Độ cận tăng là bởi lối sống không hợp lý và tuổi tác khiến thủy tinh thể mất đi độ mềm dẻo khó thay đổi tiêu cự hơn.
Như vậy, có thể hiểu việc đeo kính chỉ giúp mắt bạn trở lại trạng thái trước khi bị tật, và có vẻ như nó chẳng khiến bạn cận nặng thêm hay nhẹ đi cả.
Vì vậy "team cận thị" hãy nhớ rằng, đừng đổ lỗi cho việc đeo kính, độ cận tăng là bởi lối sống không hợp lý và tuổi tác khiến thủy tinh thể mất đi độ mềm dẻo khó thay đổi tiêu cự hơn. Đeo kính thường xuyên chỉ giúp ích chứ không hề kéo giảm thị lực của bạn.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Kinh nghiệm phòng tránh và điều trị kiến ba khoang đốt người
Người dân ở nhiều vùng trong cả nước trong thời gian qua rất hoang mang vì kiến ba khoang xuất hiện nhiều và đốt người. Vì vậy, mọi người dân cần biết cách phòng tránh.
