Cơ quan Vũ trụ châu Âu thử nghiệm in 3D trong vũ trụ

Hợp tác với 3 công ty, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) muốn tận dụng kim loại có sẵn trên Mặt trăng để sản xuất vật liệu mới.


Mô phỏng khu định cư in 3D trên Mặt trăng. (Ảnh: ESA)

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gần đây hợp tác với Incus, OHB System AG, và Lithoz GmbH trong dự án phát triển và thử nghiệm công nghệ in 3D ở môi trường vi trọng lực mô phỏng Mặt trăng. Dự án bắt nguồn từ nhu cầu cung cấp các bộ phận thay thế trên Mặt trăng vốn chưa kịp chở tới từ Trái đất. Công nghệ mới sử dụng bột tái chế từ kim loại phế liệu có sẵn ở Mặt trăng để sản xuất vật liệu mới.

Quá trình sản xuất kim loại dựa trên in thạch bản (LMM) của Incus là một dạng của công nghệ in 3D nhằm tạo ra các bộ phận kim loại cao cấp, sử dụng quá trình polymer hóa. Đây được cho là một kiểu in 3D rất bền vững. Theo Martin Schwentenwein, giám đốc phát triển vật liệu ở Lithoz, kỹ thuật in thạch bản như Incus và Lithoz đang phát triển cho phép kết hợp in 3D độ chính xác cao với kim loại và gốm, đồng thời giúp tiết kiệm tài nguyên.

Dự án sẽ kéo dài tổng cộng 18 tháng, giúp đánh giá tính khả thi của xử lý kim loại có sẵn trên bề mặt Mặt trăng nhằm tạo sản phẩm cuối cùng chất lượng cao thông qua quá trình thân thiện với môi trường và không thải rác. Nếu dự án thành công, những nhiệm vụ tương lai trên Mặt trăng có thể giảm đáng kể độ phụ thuộc vào Trái đất từ xây dựng môi trường sống tới nghiên cứu vật liệu.

Theo mục tiêu của dự án, những người định cư trên Mặt trăng trong tương lai có thể in 3D mọi thứ họ cần cho chuyến đi, nhờ đó họ có thể giảm bớt khối lượng vật tư trên tàu vũ trụ. Do không cần chở vật liệu cơ bản từ Trái đất, chuyến bay tới Mặt trăng sẽ trở nên nhẹ và dễ dàng hơn hẳn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News