Vật thể tưởng là tiểu hành tinh bất ngờ "sống dậy'', mọc đuôi

Hiện tượng bất ngờ vừa được phát hiện ở tiểu hành tinh 2005 QN137, là tiểu hành tinh thứ 8 trong vành đai chính thuộc Vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời.

Theo Sci-News, hiện tượng lạ được ghi nhận bởi kính thiên văn khảo sát ATLAS của NASA, một công cụ chuyên theo dõi các tiểu hành tinh nhằm mục tiêu phòng thủ Trái đất. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Henry Hsieh từ Viện Khoa học hành tinh kết luận rằng hoạt động bất thường của tiểu hành tinh là sự thăng hoa của vật chất băng giá.


Các hình ảnh cho thấy ''tiểu hành tinh'' 2005 QN137 đang hoạt động như sao chổi - (Ảnh: ATLAS)

Điều đó có nghĩa, thứ được gọi là ''tiểu hành tinh'' bấy lâu nay vừa tự tạo ra quầng coma, tức ''đầu sao chổi'', và kéo theo đó là một chiếc đuôi đá bụi y như sao chổi.

"Nó phù hợp với các định nghĩa vật lý về một sao chổi ở chỗ nó là băng giá và đang phóng bụi vào không gian, mặc dù nó có quỹ đạo của một tiểu hành tinh. Tính hai mặt này và sự xóa nhà ranh giới giữa tiểu hành tinh và sao chổi khiến vật thể này trở nên thú vị'' - các tác giả giải thích.

Chiếc đuôi của 2005 QN137 rất hẹp, cho thấy vật chất trôi ra khỏi vật thể chính rất chậm, yếu hơn các sao chổi thông thường rất nhiều. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thứ gì là thủ phạm của hiện tượng ''biến hình'' và giải phóng vật chất này.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, vật thể kỳ lạ này nên được công nhận là sao chổi lẫn là tiểu hành tinh. Trước đó, có khoảng 20 vật thể bị nghi ngờ có sự biến đổi kỳ lạ như thế, nhưng 2005 QN137 là tiểu hành tinh - sao chổi đầu tiên được phân tích rõ ràng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News