Cơ sở bí mật chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc

Nhà máy 221 từng là một cơ sở tuyệt mật, nơi chế tạo ra những vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.

Nằm giữa vùng cao nguyên ở tây bắc Trung Quốc là tàn tích của một thành phố hẻo lánh bị xóa khỏi bản đồ từ năm 1958. Những xưởng cơ khí rệu rã, boongke trống không và các khu ký túc xá bỏ hoang là những gì Nhà máy 221 còn sót lại.

Cơ sở bí mật chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc
Mô hình tên lửa được đặt tại Nhà máy 221, cơ sở bí mật trên cao nguyên hẻo lánh ở phía tây bắc Trung Quốc, nơi chế tạo ra những vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này. (Ảnh: New York Times).

Trên một đồng cỏ núi cao tên Kim Ngân Than ở tỉnh Thanh Hải, hàng nghìn người chăn thả gia súc Tây Tạng và Mông Cổ từng bị chuyển đi để xây dựng một thành phố bí mật cho kho vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, theo New York Times.

"Nó hoàn toàn bí mật, bạn phải có giấy ra vào", ông Pengcuo Zhuoma, 56 tuổi, người chăn gia súc Mông Cổ sống gần các nhà xưởng, cho hay. Gia đình ông từng cung cấp thịt và sữa cho những nhà khoa học tại Nhà máy 221. "Bạn phải dán miệng lại, không được phép nói về nó".

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào những năm 1990 khi nơi ngày nay được mệnh danh là "Thành phố nguyên tử" này trở thành biểu tượng về lòng yêu nước, là địa điểm tưởng niệm các nhà khoa học và nhân viên từng dốc sức làm việc cho dự án Nhà máy 221 dù đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất cao hơn 3.300m so với mực nước biển.

Cơ sở bí mật chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc
Bên trong Bảo tàng Thành phố Nguyên tử. (Ảnh: New York Times).

Một bảo tàng, hiện chưa cho phép người nước ngoài tham quan, trưng bày những hiện vật và cung cấp thông tin cho biết vũ khí năm xưa được chế tạo chủ yếu nhằm chống lại những nguy cơ đe dọa Trung Quốc từ Mỹ và Liên Xô.

Họ đã chế tạo ra bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc, phát nổ vào năm 1964, và sau đó là bom nhiệt hạch đầu tiên, thử nghiệm năm 1967. Họ cũng góp phần phát triển cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Ngày nay, những người từng tham gia dự án vẫn tự hào khoe về cách mà họ đã giúp Trung Quốc xây dựng lá chắn hạt nhân.

Dù những cống hiến của các nhà khoa học đã được công nhận, phần còn lại của quá khứ nơi đây vẫn chưa được công bố. Những người từng làm việc cho dự án kể họ không được bảo vệ để chống lại bức xạ trong các nhà máy hạt nhân. Họ cũng không được chăm sóc hiệu quả sau khi lâm bệnh, đa phần là ung thư.

"Đằng sau hào quang của việc chế tạo thành công hai quả bom và phóng vệ tinh, không ít người đã phải hy sinh. Phần lớn sự hy sinh đó là không cần thiết", ông Wei Shijie, 76 tuổi, nhà vật lý đã nghỉ hưu từng làm việc cho Nhà máy 221 trong những năm 1960, cho hay.

Cơ sở bí mật chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc
Cao điểm, Nhà máy 221 có tới 18 xưởng, phòng thí nghiệm và các tòa nhà nằm rải rác trên một diện tích rộng gần 570km2. (Ảnh minh họa: New York Times).

Vẻ đẹp của Kim Ngân Than từng được ngợi ca trong các bài hát và một bộ phim từ năm 1953. Nhưng sau năm 1958, Kim Ngân Than bỗng biến mất khỏi bản đồ. Các nhà khoa học Trung Quốc và cố vấn Liên Xô, những người đã giúp Trung Quốc thực hiện chương trình hạt nhân từ lúc còn phôi thai cho đến thời điểm hai cường quốc chia rẽ vào năm 1959, đã chọn nơi này làm địa điểm đặt dự án.

Theo tài liệu từ bảo tàng Nhà máy 221, những người chăn gia súc trên đồng cỏ Kim Ngân Than đã tự nguyện rời đi, được nhà nước hỗ trợ và cấp cho hàng nghìn con cừu. Nhưng nhiều người nói đây không phải toàn bộ câu chuyện, một số động thái kháng cự đã diễn ra.

Hàng nghìn nhà khoa học, kỹ thuật viên và binh sĩ sau đó đổ về Dự án 221. Lúc cao điểm, Nhà máy 221 có tới 18 xưởng, phòng thí nghiệm và các tòa nhà nằm rải rác trên một diện tích rộng gần 570 km2 cùng 30.000 nhà khoa học, công nhân và bảo vệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sân bay đẹp nhất trên

Sân bay đẹp nhất trên "nóc nhà thế giới"

Sân bay Pakyong nằm ở độ cao hơn 1.400 m trên dãy Himalaya, là sân bay thương mại đầu tiên ở bang Sikkim, Ấn Độ, theo CNN.

Đăng ngày: 16/10/2018
Dự án xây chuỗi tháp lọc khí cao 100 mét tại Ấn Độ

Dự án xây chuỗi tháp lọc khí cao 100 mét tại Ấn Độ

Znera Space, công ty kiến trúc tại Dubai, đưa ra dự án Smog nhằm xây dựng hệ thống tháp lọc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở New Delhi, Ấn Độ, Newsweek hôm 19/9 đưa tin.

Đăng ngày: 20/09/2018
WEF sẽ xây dựng trung tâm cách mạng 4.0 ở Việt Nam

WEF sẽ xây dựng trung tâm cách mạng 4.0 ở Việt Nam

Sáng 11/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã có buổi tiếp kiến Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Đăng ngày: 12/09/2018
Na Uy xây tháp gỗ cao nhất thế giới

Na Uy xây tháp gỗ cao nhất thế giới

Na Uy đã hoàn thiện phần khung của tòa tháp bằng gỗ cao nhất thế giới ở thị trấn Brumunddal, cách thủ đô Oslo khoảng 100km về phía bắc, AFP hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 06/09/2018
Kính thiên văn chụp ảnh sắc nét gấp 10 lần Hubble sắp đi vào hoạt động

Kính thiên văn chụp ảnh sắc nét gấp 10 lần Hubble sắp đi vào hoạt động

Trong ngành thiên văn học, những công nghệ mới mẻ siêu việt thường lại bắt đầu với những chiếc máy ủi, đá dăm, và...xe rác.

Đăng ngày: 22/08/2018
Nhà máy biến rác thải thành điện đầu tiên ở châu Phi

Nhà máy biến rác thải thành điện đầu tiên ở châu Phi

Nhà máy điện Reppie với công suất 25 megawatt mỗi ngày sẽ giúp đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng điện ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.

Đăng ngày: 21/08/2018
Trung Quốc sắp xây hầm đường sắt xuyên biển dài nhất thế giới

Trung Quốc sắp xây hầm đường sắt xuyên biển dài nhất thế giới

Các nhà khoa học Trung Quốc gần đi đến thống nhất về thiết kế hầm đường sắt dài nhất thế giới nối đại lục với Đài Loan sau nhiều năm tranh cãi, South China Morning Post hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 07/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News