[Có thể bạn chưa biết] Máu được tạo ra như thế nào?

Hàng nghìn tỷ tế bào máu đang di chuyển trong các mạch máu của bạn. Nhưng bất ngờ ở chỗ là những tế bào này lại có nguồn gốc từ xương của bạn.

Làm sao mà một thứ có vẻ cứng như đá lại có thể sản sinh ra tế bào?

Thật ra xương khá xốp, các mạch máu lớn và nhỏ xâm nhập qua các lỗ này, sâu bên trong là một lõi rỗng chứa đầy tủy xương mềm.

​Tủy chứa chất béo và các mô hỗ trợ khác, nhưng các yếu tố cần thiết nhất của nó là tế bào gốc máu. Những tế bào gốc liên tục phân chia và biệt hóa thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Xương gửi khoảng hàng trăm tỷ tế bào máu mới vào lưu thông mỗi ngày. Những tế bào mới này thông qua các mao mạch, đi đến các mạch máu lớn hơn và thoát ra khỏi xương.

[Có thể bạn chưa biết] Máu được tạo ra như thế nào?

​Tìm hiểu về ung thư máu

Ung thư máu thường bắt đầu bằng đột biến gen trong tế bào gốc. Bản thân các tế bào gốc không phải là ung thư, nhưng những đột biến này có thể cản trở quá trình biệt hóa và hình thành các tế bào máu ác tính. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc ung thư máu, cơ hội tốt nhất để chữa trị thường là ghép tủy xương, thay thế cho tủy xương của bệnh nhân từ người hiến tặng. Nghe có vẻ ghê nhưng cơ chế hoạt động lại khá đơn giản.

Cách thức ghép tủy xương

Đầu tiên, tế bào gốc máu được chiết xuất từ người hiến. Thông thường nhất, các tế bào gốc máu được lọc ra khỏi dòng máu của người hiến bằng cách lưu thông máu qua một máy tách thành các thành phần khác nhau. Trong các trường hợp khác, tủy được rút trực tiếp từ xương chậu bằng kim tiêm.

Trong khi đó, người nhận chuẩn bị cho việc cấy ghép. Sử dụng hóa trị và xạ trị liều cao để giết chết tủy hiện có, phá hủy cả tế bào ác tính và tế bào gốc máu. Điều này cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến nó ít có khả năng tấn công các tế bào được cấy ghép. Sau đó, các tế bào gốc của người hiến được truyền vào cơ thể bệnh nhân. Ban đầu, chúng lưu thông trong dòng máu người nhận, nhưng có một loại phân tử trên tế bào gốc được gọi là chemokine, hoạt động như các thiết bị dẫn đường, nhanh chóng đưa chúng trở lại tủy.

​Trong vài tuần, chúng bắt đầu nhân lên và sản sinh các tế bào máu mới, khỏe mạnh. Chỉ cần một lượng nhỏ tế bào gốc máu có thể tái tạo toàn bộ cơ thể. Ghép tủy xương cũng có thể tạo ra một loại phản ứng diệt luôn các khối u, khi các tế bào miễn dịch mới được tạo ra từ tủy hiến tặng có thể quét sạch các tế bào ung thư mà hệ thống miễn dịch ban đầu thừa nhận chúng.

​Rủi ro khi thực hiện ghép tủy

Cấy ghép tủy xương cũng đi kèm với 2 rủi ro mảnh ghép chống lại vật chủ và hệ thống miễn dịch từ chối tế bào người hiến.

Mảnh ghép chống lại vật chủ xảy ra khi hệ thống miễn dịch được tạo ra bởi các tế bào của người hiến tặng tấn công các cơ quan của bệnh nhân. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng này xảy ra khoảng 30-50% bệnh nhân nhận tế bào gốc không phải từ anh em sinh đôi. Bệnh nhân có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc loại bỏ một số tế bào miễn dịch khỏi mẫu được hiến để giảm nguy cơ mắc bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ.

Nhưng ngay cả khi bệnh nhân tránh được căn bệnh này thì họ vẫn còn phải đối mặt với rủi ro hệ thống miễn dịch từ chối tế bào người hiến. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tìm được tế bào tương thích ngay từ đầu.

​Các vùng chính của Gen xác định cách hệ thống miễn dịch nhận diện các tế bào lạ. Nếu các vùng này giống nhau ở người cho và người nhận, thì hệ thống miễn dịch của người nhận có nhiều khả năng chấp nhận các tế bào của người hiến. Vì những gen này được di truyền, những người phù hợp nhất thường là anh chị em ruột.

Nhưng nhiều bệnh nhân cần ghép tủy xương không có thành viên gia đình tương thích, họ phải đăng ký những nhà tình nguyện sẵn sàng cung cấp tủy xương của họ. Đa số trường hợp, việc hiến tặng khá đơn giản, chỉ giống như đi hiến máu nhưng đó lại có thể cứu được rất nhiều người khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn

Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn "rác thải" trong hệ thần kinh

Quá trình làm sạch hệ thần kinh của não bộ dựa trên kết quả thí nghiệm ở chuột được các nhà khoa học tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ, ghi lại.

Đăng ngày: 04/07/2020
Bí quyết giúp Tống Mỹ Linh sống thọ tới 106 tuổi dù mắc ung thư từ năm 40 tuổi

Bí quyết giúp Tống Mỹ Linh sống thọ tới 106 tuổi dù mắc ung thư từ năm 40 tuổi

Đâu là bí quyết dưỡng sinh kỳ diệu của bà Tống Mỹ Linh - phu nhân Tưởng Giới Thạch?

Đăng ngày: 04/07/2020
Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng đánh răng?

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng đánh răng?

Gần một nửa số người Mỹ không đánh răng đủ. Và khi thức ăn tích tụ trong những ngóc ngách ở kẽ răng, hàng loạt các loại vi khuẩn sẽ tìm đến và trú ngụ, kích thích các mạch máu và gây viêm nướu khiến sưng đau và chảy máu.

Đăng ngày: 03/07/2020
Trung Quốc ghép thành công tạng lợn trên khỉ

Trung Quốc ghép thành công tạng lợn trên khỉ

Một trong ba con khỉ Rhesus được cấy ghép tạng lợn đã sống sót khỏe mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc hôm 29/6 cho biết.

Đăng ngày: 02/07/2020
Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Nhiều người cho rằng ăn nhiều rau sẽ chữa hết bệnh táo bón, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.

Đăng ngày: 02/07/2020
Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Nhiều người tin rằng nốt ruồi mọc lông là điềm lành, mang lại nhiều may mắn và tài lộc về hậu vận. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nốt ruồi đó sẽ gây ung thư. Đâu là sự thật?

Đăng ngày: 01/07/2020
Đi du lịch biển, cần cẩn trọng với những loại đặc sản nào?

Đi du lịch biển, cần cẩn trọng với những loại đặc sản nào?

Các ca ngộ độc thực phẩm chủ yếu tập trung vào giai đoạn nắng nóng, nguyên nhân ngộ độc có thể do hóa chất, độc tố tự nhiên của thực phẩm nhưng trên hết vẫn là do vi sinh vật.

Đăng ngày: 01/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News