Có thể bạn chưa biết: Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần

Tác giả chính của nghiên cứu, bà Sabrina Rondeau cho biết đã tình cờ phát hiện khả năng sinh tồn dưới nước đáng chú ý của ong vò vẽ khi thực hiện các thí nghiệm trong luận án tiến sĩ của mình.

Ban đầu, mục đích nghiên cứu là để xem xét tác động của dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đối với loài ong vò vẽ chúa. Trong quá trình thử nghiệm, Rondeau đã vô tình đưa nước vào ống chứa một số con ong, tuy nhiên, những con ong này vẫn sống sót sau khi bị "nhấn chìm" trong nước.

Có thể bạn chưa biết: Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
Một con ong vò vẽ phương Đông đang hút mật trên hoa táo - (Ảnh: Nigel Raine/CNN).

Các thí nghiệm sâu hơn đã được tiến hành để tìm hiểu hiện tượng này. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đặt 143 con ong chúa đang ngủ đông trong các ống với các điều kiện khác nhau, bao gồm các ống không chứa nước, ống chứa lượng nước vừa đủ ngập và ống ngập hoàn toàn trong vòng từ 8 tiếng cho tới 7 ngày.

Kết quả cho thấy 81% số ong chúa bị ngập nước hoàn toàn vẫn sống sót sau 7 ngày, sau đó tiếp tục duy trì sự sống thêm 8 tuần dưới điều kiện khô ráo bình thường.

Bà Rondeau đánh giá sự sống sót của các loài thụ phấn quan trọng này là "đáng khích lệ", đặc biệt khi ở trong bối cảnh tình hình suy giảm đáng báo động của số lượng ong trên toàn cầu.

Đồng tác giả Nigel Raine từ Đại học Guelph (Canada) cho biết nghiên cứu đã giúp làm sáng tỏ những thách thức mà các loài côn trùng, đặc biệt là ong làm tổ hoặc trú đông dưới lòng đất phải đối mặt. Các thách thức này gồm có sự nóng lên toàn cầu dẫn đến lũ lụt thường xuyên và cực đoan hơn ở nhiều khu vực trên thế giới.

Mặc dù khả năng sống sót dưới nước đầy hứa hẹn, nhưng bà Rondeau nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn nhằm xác định mức độ phổ biến của đặc điểm này đối với các loài ong khác, do nghiên cứu mới chỉ tập trung vào loài ong vò vẽ phương Đông phổ biến được tìm thấy ở vùng Bắc Mỹ, được biết đến với đặc điểm mạnh mẽ hơn so với các loài ong khác đang bị suy giảm quần thể.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology ngày 17-4.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hơn 1.000 tỷ con côn trùng này đội đất chui lên khiến nước Mỹ rơi vào

Hơn 1.000 tỷ con côn trùng này đội đất chui lên khiến nước Mỹ rơi vào "thảm họa" lớn nhất trong 221 năm

Kể từ năm 1803, đây sẽ là lần đầu tiên những con côn trùng thuộc 2 lứa này cùng lúc xuất hiện ở Mỹ.

Đăng ngày: 19/04/2024
Giới khoa học phát hiện vi khuẩn

Giới khoa học phát hiện vi khuẩn "ma cà rồng" khát máu người

Giới khoa học Mỹ đã phát hiện đặc điểm mới như ma cà rồng của một số vi khuẩn, đó là lùng sục và tiêu thụ máu con người.

Đăng ngày: 19/04/2024
Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Đăng ngày: 18/04/2024
Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Một công ty tại Anh đã triển khai dự án độc đáo biến lông gà thành protein có thể ăn được, nhằm giảm thiểu rác thải từ lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.

Đăng ngày: 15/04/2024
Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu Anh đã thành công biến đổi gene vi khuẩn Komagataeibacter để tạo ra một loại da " thuần chay" không chứa nhựa và có khả năng tự nhuộm đen.

Đăng ngày: 10/04/2024
Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Các nhà khoa học tạo ra một phôi thai chuột 6 chân, có thêm một cặp chân sau thay vì sở hữu cơ quan sinh dục ngoài.

Đăng ngày: 03/04/2024
Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Cây xanh hấp thụ carbon dioxide và việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái hoặc trồng cây non để tăng độ che phủ rừng là một công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News