Cơ thể của con người sẽ trải qua những cảm giác như thế nào khi đi sâu vào lòng đất?

Khi đi bộ ở độ cao quá lớn có thể dẫn đến chứng say độ cao, nhưng điều gì xảy ra với những người quyết định dấn thân sâu vào bên trong Trái đất?

Trong quá khứ, các thợ mỏ và kỹ sư cầu đường là những người thường xuyên phải đi bộ vào bên trong lòng đất, cơ thể của họ đã phải đối mặt với áp suất khí quyển gấp đôi áp suất trên bề mặt, và thiệt hại mà nó gây ra cho cơ thể đôi khi rất nghiêm trọng, thậm chí còn gây tử vong. Vậy khi đi sâu vào Trái đất sẽ có cảm giác như thế nào?

Cơ thể của con người sẽ trải qua những cảm giác như thế nào khi đi sâu vào lòng đất?
Dù đã là thế kỷ 21 nhưng vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn mà con người luôn mơ ước có thể khám phá.

Mỏ kim loại đất hiếm lớn nhất được biết đến ở châu Âu đã được phát hiện bởi một công ty khai thác mỏ ở Thụy Điển, gần mỏ quặng sắt Kiruna, là mỏ lớn nhất thuộc loại này. Viết cho NPR, phóng viên phụ trách các vấn đề quốc tế Jackie Northam đã giải thích cảm giác như thế nào khi thực hiện hành trình kéo dài 30 phút vào căn cứ của mỏ quặng sắt.

"Da của bạn trở nên khô hơn rõ rệt, tai bạn ù đi và thật khó để thoát khỏi cảm giác bị cô lập khi đi trên con đường tối tăm, bạn sẽ chỉ được dẫn hướng bởi tấm phản quang trên những bức tường đá xám được gia cố của đường hầm. Cuối cùng, khi bạn chạm tới đáy, ở độ sâu hơn 4.000 foot (1.219 mét) bên dưới bề mặt Trái đất, bạn sẽ khám phá ra một khu phức hợp gồm các văn phòng được chiếu sáng rực rỡ, một quán ăn tự phục vụ và thậm chí cả một tiệm rửa xe".

Các triệu chứng nghe có vẻ quen thuộc với bất kỳ ai đã từng đi máy bay, ngoại trừ việc đi máy bay sẽ đưa bạn lên rất cao trên bầu trời, trong khi điều này lại hướng bạn đi thẳng xuống đất.

Trong một bài báo năm 2008, các nhà khoa học mô tả mức độ sâu nhất bên dưới bề mặt Trái đất, nơi con người có thể đặt chân đến:

Sâu nhất trong số đó là mỏ vàng Mponeng, trước đây gọi là mỏ vàng Western Deep, nằm ở Johannesburg, Nam Phi. Theo Kỷ lục Guinness Thế giới, "Vào năm 2012, độ sâu khai thác đã đạt tới 3,9km bên dưới bề mặt, và những lần mở rộng sau đó đã dẫn đến việc đào xuống dưới mốc 4km".

Ở độ sâu này, những người khai thác đang phải chiến đấu với nhiệt độ tăng nhanh theo độ sâu. Các bức tường đá có nhiệt độ lên tới 60°C và độ ẩm có thể vượt quá 95 phần trăm, nhưng các biện pháp giảm thiểu như bùn đá và hệ thống thông gió đã được sử dụng để hạ nhiệt độ này xuống mức có thể chấp nhận được.

Cơ thể của con người sẽ trải qua những cảm giác như thế nào khi đi sâu vào lòng đất?
Những người xây cầu phải làm việc trong điều kiện không khí có áp suất cao để có thể đào các trầm tích ra ngoài mà không bị nước tràn vào.

Tuy nhiên nhiệt độ chỉ là một phần, một trong những thách thức lớn nhất mà con người gặp phải đi đi sâu vào lòng đất chính là áp suất cao.

Trên thực thế, đã có nhiều cái chết xảy ra trong quá trình xây dựng cầu Brooklyn ở New York, Mỹ, nhiều nạn nhân trong số đó đã mắc phải bệnh caisson hay còn gọi bới một cái tên khác là bệnh giải nén (CKD). Có thể nhiều người sẽ nghĩ căn bệnh này chỉ xảy ra với những người thợ lặn, nhưng thực ra những trường hợp đầu tiên được chẩn đoán mắc căn bệnh này là ở những người thợ mỏ và thợ xây cầu.

Theo thông tin từ History, những cái chết bởi căn bệnh này ban đầu xảy ra ở những người thợ mỏ đô thị và công nhân xây dựng làm việc dưới lòng đất trong nhiều dự án khai quật ở thành phố New York. Khi những người công nhân đào sâu hơn, cơ thể họ sẽ trải qua các triệu chứng tồi tệ hơn bao gồm tê liệt cơ bắp, nói lắp, đau khớp và co thắt dạ dày.

Cơ thể của con người sẽ trải qua những cảm giác như thế nào khi đi sâu vào lòng đất?
Các triệu chứng suy nhược lần đầu tiên được gọi là bệnh caisson vì những người mắc phải nó đang đào bên trong những căn phòng cùng tên chìm sâu bên dưới sông Đông. Chúng là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng cây cầu vì trầm tích được đào ra khỏi các ống hút cho đến khi trục rỗng cuối cùng được lấp đầy bằng bê tông.

Chấn thương do khí áp gây ra do di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp trong một khoảng thời gian ngắn. Vì lý do này, nó còn được gọi là bệnh giảm áp và ngày nay nó thường ảnh hưởng đến thợ lặn, phi công, phi hành gia và những người làm việc trong môi trường khí nén.

Di chuyển từ khu vực có áp suất cao, chẳng hạn như nơi có độ sâu nhất của mỏ, đến khu vực có áp suất thấp, chẳng hạn như bề mặt, có thể tạo ra bong bóng khí nitơ trong cơ thể. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khi sự thay đổi áp suất và giải phóng khí vào cơ thể diễn ra quá nhanh, nó có thể rất đau đớn và đôi khi gây tử vong.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giải nén (CKD) bao gồm đau khớp, hủy xương, da có màu hồng cẩm thạch, đột quỵ, tê liệt, khó thở và thuyên tắc khí động mạch... Tin tốt là nếu tình trạng này được chẩn đoán sớm, nó có thể được điều trị bằng cách sử dụng buồng giảm áp. Điều này tái tạo một cách hiệu quả chuyển động chậm từ trạng thái áp suất này sang trạng thái áp suất khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mponeng - Mỏ vàng sâu nhất thế giới ở Nam Phi

Mponeng - Mỏ vàng sâu nhất thế giới ở Nam Phi

Mỏ vàng Mponeng nằm ở độ sâu 4km bên dưới bề mặt Trái đất là mỏ vàng sâu nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 26/07/2023
Mỹ có một tiểu bang được mệnh danh là

Mỹ có một tiểu bang được mệnh danh là "Bang bạc"

" Bang vàng" là biệt danh của California. Vậy còn "Bang bạc" dùng cho tiểu bang nào ở Mỹ?

Đăng ngày: 25/07/2023

"Báu vật" trong căn cứ Mỹ tiết lộ điều gây sốc 400.000 năm trước

Trong một căn cứ mật của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy trong tủ đông một " báu vật" bị bỏ quên từ những năm 1960, có thể tiết lộ những bí mật cổ xưa của hành tinh.

Đăng ngày: 24/07/2023

"Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu" đã bắt đầu, tồi tệ hơn dự báo

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của động vật trên toàn cầu đang bắt đầu diễn ra và tồi tệ hơn dự báo ban đầu, theo một nghiên cứu gần đây.

Đăng ngày: 24/07/2023
Nơi nắng nhất hành tinh trên sa mạc Chile

Nơi nắng nhất hành tinh trên sa mạc Chile

Các nhà khoa học xác định một bình nguyên ở sa mạc Atacama của Chile nhận được lượng bức xạ Mặt Trời nhiều ngang sao Kim.

Đăng ngày: 24/07/2023
Nữ tuyển thủ Canada đeo thiết bị

Nữ tuyển thủ Canada đeo thiết bị "lạ" trên cổ khi đá World Cup, đó là gì?

Trong trận ra quân hòa Nigeria ở vòng chung kết World Cup nữ 2023, tiền vệ Rebecca Quinn của đội tuyển nữ Canada được nhìn thấy đã đeo một thiết bị 'lạ' trên cổ.

Đăng ngày: 24/07/2023
Tìm thấy nhiều hồ chứa nước ngọt khổng lồ dưới đáy biển

Tìm thấy nhiều hồ chứa nước ngọt khổng lồ dưới đáy biển

Các nhà nghiên cứu phát hiện ngày càng nhiều hồ chứa nước ngọt dưới đáy biển ngoài khơi thềm lục địa, mở ra hy vọng một ngày nào đó có thể cứu các vùng khô hạn khỏi hạn hán.

Đăng ngày: 24/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News