Có thể hoãn phóng tàu Discovery tới tháng 2/2011
Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA) vừa thông báo, kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery sẽ tiếp tục bị hoãn ít nhất tới ngày 17/12 và thậm chí có thể hoãn tới tháng 2/2011.
Sứ mệnh cuối cùng của tàu con thoi Discovery có thể sẽ phải lui lại cho tới tháng 2 năm sau.
(Ảnh: NASA).
Hôm 24/11 vừa qua, các kỹ sư hàng đầu của NASA đã nhóm hợp để đánh giá công việc khắc phục những vết nứt gần đây ở khoang chứa nhiên liệu của tàu con thoi Discovery. Kết thúc cuộc họp này, NASA đã quyết định sẽ lùi kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery (theo dự kiến trước đó là vào ngày 7/12) ít nhất tới ngày 17/12 và có thể tới 2/2011.
“Chúng tôi chưa sẵn sàng cho sứ mệnh cuối cùng của tàu con thoi Discovery vào ngày 7/12 như dự kiến. Vì thế, kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery sẽ tiếp tục phải hoãn lại”, ông John Shannon, giám đốc chương trình tàu con thoi của NASA, tiết lộ. “Chúng tôi dự kiến sẽ phóng tàu con thoi vào ngày 17/12, nhưng kế hoạch này vẫn có thể thay đổi.”
NASA lo ngại nếu phóng Discovery vào ngày 17/12, sứ mệnh bay kéo dài 11 ngày của tàu con thoi này sẽ trùng với dịp nghỉ lễ Giáng sinh. Trong thời điểm đó, một số bộ phận của NASA sẽ không làm việc và hệ thống máy tính của NASA sẽ được cấu hình lại. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc liên lạc của tàu con thoi Discovery với nhóm điều khiển trên mặt đất.
Vì thế, NASA đang cân nhắc khả năng lùi kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery sang tháng 2/2011. “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có thể làm chủ được mọi vấn đề trước khi bắt đầu sứ mệnh cuối cùng của tàu con thoi Discovery”, ông John Shannon cho biết thêm.
Theo kế hoạch ban đầu, tàu con thoi Discovery dự kiến được phóng vào ngày 1/11. Nhưng NASA đã quyết định hoãn lại một ngày do một lỗ thủng trong hệ thống điều áp. Sau đó, NASA tiếp tục trì hoãn kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery sau khi phát hiện nhiều vết nứt ở khoang chứa nhiên liệu.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
