Có thể hoãn việc trở về Trái đất của phi hành đoàn ISS

Việc trở lại trái đất của phi hành đoàn ISS dự kiến vào trước ngày 8/9, nhưng có thể sẽ hoãn lại khi chưa kết thúc điều tra về vụ rơi tên lửa Soyuz U với tàu vũ trụ “Progress M-12M”, Hãng tin RIA cho hay.

Các nhà du hành vũ trụ của Ủy ban không gian Nga Andrei Borisenko và Alexander Samokutraiev phải trở về trái đất bằng tàu vũ trụ “Soyuz TMA-21”, ngay cả nhà du hành vũ trụ của NASA Ronald Garan cũng đi trên chuyến tàu này.

“Việc trở về của phi hành đoàn ISS, theo chúng tôi, cần phải điều chỉnh lại”- phát ngôn viên của Thông tấn xã Nga cho biết.

Theo lời của phát ngôn viên thì để đảm bảo được sinh hoạt đầy đủ cho các phi hành gia trên ISS cần có kế hoạch phóng tàu vũ trụ “Progress M-13M” kế tiếp để tiếp tế vào mùa thu. Tàu vũ trụ này đã được chở đến sân bay vũ trụ Baikonur.


Sự trở lại của phi hành đoàn ISS sẽ có khả năng bị trì hoãn (Ảnh: Ria.ru)

Tầng thứ 3 của tên lửa đẩy “Soyuz U” với tàu vũ trụ “Progress M-12M” đã rơi tại Altai ngày 24 tháng 8. Động cơ bị hỏng ở giây thứ 325 đã gây ra sự cố này, Ủy ban không gian Nga đã thừa nhận. Theo nguồn tin của Ria Novostia thì động cơ 11D55 (RD-0110) do nhà máy cơ khí Varonezh sản xuất, đã biến đổi khi ở tầng thứ 3 của tên lửa đẩy “Soyuz U”. Trị giá của tàu vũ trụ “Progress M-12M” khoảng 650- 700 triệu rúp.

Động cơ tên lửa 11D55 được sử dụng tại tầng thứ 3 (Block U) của tên lửa đẩy “Soyuz U”. Tầng này giống với tên lửa sản xuất bởi Trung tâm thiết kế thiết bị chuyên nghiệp Samatra “Progress”. Công ty cổ phần “Thiết kế thiết bị tự động hóa” là nhà phát triển động cơ, còn Nhà máy nhà nước một thành viên “nhà máy cơ khí Varonezh” là nhà sản xuất trực tiếp. Cả hai nhà máy là thành viên của Trung tâm Khrunichev.

Như trên website của Trung tâm Khrunichev đã giải thích, động cơ 4 buồng với một máy bơm tăng áp được thực hiện theo sơ đồ “mở”, và có 4 vòi phun điều khiển bay. Thành phần nhiên liệu gồm có dầu, khí oxi lỏng.

Trục trặc trong hệ thống nhiên liệu ở tầng thứ 3 của tên lửa đẩy “Soyuz U” có thể là nguyên nhân của tai nạn trong lúc khởi động của tên lửa đẩy “Soyuz U” với tàu vũ trụ “Progress M-12M”, quản lý chương trình ISS tại NASA Michael Suffredini cho biết.

Tên lửa đẩy “Soyuz U” với tàu vũ trụ “Progress M-12M” phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur hôm thứ 4, nhưng ở giây thứ 325 tàu vũ trụ đã bị tách ra khỏi tên lửa đẩy. Một phần bốc cháy trong bầu khí quyển dày đặc, còn lại thì rơi ở quận Choisky nước Cộng hòa Altai.

Theo ông Suffredini, tai nạn này đã gây ra vụ giảm áp lực ở hệ thống nhiên liệu ở tầng thứ 3.

Các chuyên gia Nga hiện đang có các số liệu cho thấy động cơ không hoạt động là do áp lực giảm trong hệ thống nhiên liệu. "Trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất mà họ có thể làm là tìm xem chỗ hỏng hóc là ở đâu”- đại điện của NASA phát biểu trong bài phỏng vấn trên tờ Spaceflightnow.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News