Có thể ngắm hoàng hôn và mặt trăng mọc cùng lúc không?

Chúng ta đều biết rằng Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. Mặt trăng cũng vậy. Về cơ bản, Mặt trăng mọc có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của Mặt trăng và thời điểm trong năm, theo Farmers’ Almanac. Điều đó có nghĩa là nó có thể mọc theo hướng Đông - Đông Bắc hoặc Đông - Đông Nam, và nó có thể lặn ở hướng Tây - Tây Bắc hoặc Tây - Tây Nam.

Có thể ngắm hoàng hôn và mặt trăng mọc cùng lúc không?
Chúng ta có thể chứng kiến Mặt trăng mọc cùng lúc với hoàng hôn.

Nhưng cũng có lúc bạn nhìn thấy Mặt trăng “thơ thẩn” trên bầu trời chiều muộn, ngay trước khi Mặt trời lặn. Điều đó xảy ra do độ nghiêng của Trái Đất và vị trí của nó đối với cả Mặt trời và Mặt trăng. Chúng ta có thể thấy chúng đồng thời, nhưng không nhất thiết là bên này lặn và bên kia lên. Vậy thì liệu có thể chứng kiến Mặt trăng mọc cùng lúc với hoàng hôn không? Câu trả lời ngắn gọn là .

Cơ hội tốt nhất để chứng kiến hiện tượng này là khi Mặt trăng tròn gần hai dịp Xuân phân và Thu phân. Đó là bởi vì Mặt trăng mọc gần nhất với hướng đông và lặn gần nhất với hướng tây vào những ngày đó. Khi Trăng tròn vào những thời điểm này trong năm, nó sẽ nằm đối diện với Mặt trời trên bầu trời khi nó lặn.

Vì vậy, vào những thời điểm này trong năm, khi bạn ngắm Mặt trời lặn ở một phía của Trái Đất thì chỉ cần quay người lại là bạn có thể nhìn thấy Mặt trăng tròn đang mọc phía sau mình. Chúng không xảy ra chính xác cùng một lúc, nhưng từ vị trí thuận lợi của bạn trên Trái Đất, nó dường như là như vậy. Thêm vào đó, bạn đang thực sự chứng kiến 3 sự kiện thiên văn cùng lúc: hoàng hôn, trăng mọc và trăng tròn.

Nơi tốt nhất để quan sát sự kiện này xảy ra – hoặc bất kỳ sự kiện thiên văn nào vào ban đêm – là từ một vị trí hạn chế ô nhiễm ánh sáng. Bạn có thể tìm kiếm theo từ khóa IDA Dark Sky Place. Chúng bao gồm các cộng đồng, công viên và các khu vực khuyến khích và bảo vệ ánh sáng tối và bầu trời tối.

Thời điểm tốt nhất để xem Mặt trăng mọc và Mặt trời lặn cùng một lúc sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn và thời gian trong năm cũng như thời điểm trăng tròn tiếp theo trên lịch.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghề nghiệp kỳ lạ nhất thời Trung Cổ: Tha hồ

Nghề nghiệp kỳ lạ nhất thời Trung Cổ: Tha hồ "cà khịa" vua chúa, sống như quý tộc

Hề cung đình có lẽ là một trong những nghề độc đáo nhất thời trung cổ ở châu Âu.

Đăng ngày: 18/05/2022
Bảng chữ cái ngày nay ra đời như thế nào?

Bảng chữ cái ngày nay ra đời như thế nào?

Bảng chữ cái tiếng Latin và nhiều ngôn ngữ khác không chỉ đơn giản là kết quả của một ý nghĩ bộc phát nhất thời.

Đăng ngày: 18/05/2022
Vệ tinh chụp được hình ảnh đáng sợ:

Vệ tinh chụp được hình ảnh đáng sợ: "Mưa máu" có thể trút xuống Tây Âu

Những hình ảnh đáng lo ngại từ vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho thấy một bóng ma màu đỏ khổng lồ đang di chuyển từ sa mạc Sahara, băng qua Đại Tây Dương, tiến về phía vùng Caribean, thứ có thể gây ra mưa máu.

Đăng ngày: 17/05/2022
Các căn phòng bí mật được khóa kín tại đền Taj Mahal ở Ấn Độ

Các căn phòng bí mật được khóa kín tại đền Taj Mahal ở Ấn Độ

Phần lớn các căn phòng " bí ẩn" nằm trong khu vực ngầm của đền Taj Mahal. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, không có gì đặc biệt trong những căn phòng này.

Đăng ngày: 17/05/2022
Chuyên gia Canada kể chuyện

Chuyên gia Canada kể chuyện "liều" uống nước cổ có tuổi đời 2,64 tỷ năm: Vị rất kỳ lạ!

Ở độ sâu 3 km cách mặt đất của 1 khu mỏ, các nhà khoa học đã tìm thấy nước cổ giữa các tảng đá. Sau khi phân tích, họ đã xác định được tuổi của nước này lên tới hơn 2 tỷ năm.

Đăng ngày: 17/05/2022
Nằm sâu trong sa mạc, đây chính là bưu điện cô độc nhất thế giới

Nằm sâu trong sa mạc, đây chính là bưu điện cô độc nhất thế giới

Nằm sâu trong sa mạc Tengger của Nội Mông, được bao quanh bởi những cồn cát mà mắt thường có thể nhìn thấy là bưu điện cô độc nhất thế giới.

Đăng ngày: 17/05/2022

"Hố tử thần" sâu hun hút hiện ra sau tiếng động lớn ở Nghệ An

Sau tiếng động lớn trong lòng đất, người dân chạy lại thì bất ngờ phát hiện một hố sâu khoảng 15-20m, rộng trên 3m.

Đăng ngày: 17/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News