Có thể tồn tại "nước ở dạng lỏng" trên Sao Hỏa

Dữ liệu mới từ tàu thăm dò Sao Hỏa tự hành Curiosity của NASA cho thấy trên bề mặt Sao Hỏa có nước tồn tại ở dạng lỏng.

Trên Sao Hỏa có thể tồn tại "nước ở dạng lỏng"

Trong một thời gian dài chúng ta biết rằng trên sao Hỏa có nước ở dạng băng. Nhưng hiện nay, dữ liệu mới từ tàu tự hành Curiosity của NASA cho thấy có nước ở dạng lỏng trên bề mặt Sao Hỏa.


Trên Sao Hỏa có thể tồn tại nước ở dạng lỏng. (Ảnh: nbi.ku)

Các nhà khoa học từ Đại học Copenhagen cho biết nước không đóng băng vì muối calcium perchlorate, chất được tìm thấy trong đất của Sao Hỏa. Chính chất này đã làm giảm mức độ đóng băng nên nước không đóng thành băng mà tồn tại ở dạng lỏng rất mặn (nước muối). Các nhà nghiên cứu đã trình bày cụ thể những phát hiện này trên tạp chí Nature.

Khu vực các nhà khoa học tiến hành kiểm tra được gọi là miệng núi lửa Gale, nằm phía nam đường xích đạo của Sao Hỏa. Miệng núi lửa khổng lồ có đường kính khoảng 100 dặm (~ 161km) và vành núi lửa cao khoảng 3 dặm (~5km). Chính giữa núi lửa là đỉnh Mount Sharp, nơi tàu Curiosity đã tiến đến thăm dò.

Canxi perchlorate là loại vật chất có thể hấp thụ hơi nước trong khí quyển, được phát hiện trong đất của Sao Hỏa và các dụng cụ của tàu thăm dò tự hành Curiosity cho thấy các điều kiện để có thể xảy ra quá trình hấp thụ này chỉ tồn tại vào ban đêm khi mặt trời lặn vào mùa đông.

“Dựa trên các phép đo độ ẩm và nhiệt độ ở độ cao 1,6m và trên bề mặt của hành tinh này, chúng ta có thể ước tính lượng nước đã bị hấp thụ. Khi màn đêm buông xuống, một ít hơi nước trong khí quyển ngưng tụ trên bề mặt hành tinh giống như sương, còn chất canxi perchlorate lại rất thấm và do đó nó tạo ra dạng nước của muối, vì vậy những gì chúng ta thấy là nước thấm xuống đất”, theo Morten Bo Madsen, trưởng nhóm Sao Hỏa tại Đại học Copenhagen.

“Theo thời gian, các loại muối khác cũng có thể hòa tan trong đất và bây giờ chúng là chất lỏng, các chất này có thể di chuyển và kết tủa ở nơi khác bên dưới bề mặt.”

Những quan sát có được từ máy ảnh kỹ thuật số stereo của tàu thăm dò trước đó đã cho thấy các khu vực đặc trưng của một lòng sông cũ với những viên sỏi tròn từ đó có thể suy đoán đã từng có một dòng chảy có độ sâu khoảng 1m tại nơi này. Bây giờ, những bức hình cận cảnh ghi lại bởi tàu thăm dò trên đường tới đỉnh Mount Sharp cho thấy có những mỏ trầm tích rộng giống như những cái “đĩa” được xếp chồng lên nhau.

Madsen giải thích: “Những loại hình này được tạo ra khi số lượng lớn các dòng chảy đổ xuống các sườn dốc của núi lửa và những dòng chảy này gặp các hồ nước. Khi dòng chảy gặp bề mặt, các vật chất được mang theo bởi các dòng thác nước đổ xuống, và ứ đọng lại ở bờ hồ."

"Dần dần, độ dốc hơi nghiêng được hình thành bên dưới mặt nước và dấu vết tương tự như thế được tìm thấy trong quá trình thăm dò của tàu đến đỉnh Mount Sharp. Những lớp trầm tích mịn lắng xuống nước được chuyển tới đáy hồ của núi lửa. Các kết quả cho thấy rằng toàn bộ núi lửa Gale có thể là một hồ nước lớn.”

Nhưng mặc dù nước ở dạng lỏng có thể tồn tại, nhưng không có nghĩa trên Sao Hỏa cũng có sự sống, vì hành tinh này có điều kiện rất khắc nghiệt và các bức xạ vũ trụ cũng rất mạnh mẽ. Nó thâm nhập vào ít nhất 1m bề mặt và có thể giết chết mọi sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News