Cổ vật hé lộ hình thức phạt học sinh phạm lỗi ở Ai Cập xưa

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 18.000 mảnh gốm có khắc chi tiết về cuộc sống tại Ai Cập cổ đại. Những cổ vật này cũng hé lộ hình thức phạt học sinh hư ở thời điểm cách đây 2.000 năm.


Một trong những mảnh gốm cổ được khai quật. Ảnh: CNN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết các mảnh gốm 2.000 năm này bao gồm chữ viết với nội dung về thương mại, biên lai, nội dung dạy học…

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tübingen (Đức) là đơn vị tiến hành khai quật các cổ vật này tại Athribis, một khu định cư cổ cách thành phố Luxor 200 km về phía Bắc.

Những mảnh gốm này được được gọi là "ostraca", là phần còn lại của các bình hoặc lọ mà người Ai Cập xưa sử dụng làm vật liệu để viết. Họ đã dùng cây lau sậy hoặc que rỗng để viết lên các bình hoặc lọ này.


Nhiều mảnh gốm có biểu tượng giống nhau được viết ở mặt trước và mặt sau. Ảnh: CNN

Giáo sư Christian Leitz, người dẫn dắt cuộc nghiên cứu cho biết nhiều mảnh gốm có nguồn gốc từ một trường học cổ. Ông Leitz nêu rõ: “Có danh sách tháng, các con số, bài tập ngữ pháp, vấn đề số học và bảng chữ cái loài chim với mỗi chữ cái gắn liền với loài chim có tên bắt đầu bằng chữ cái đó”.

Ngoài ra, hàng trăm mẩu gốm cũng có biểu tượng lặp lại ở đằng sau và đằng trước. Các nhà khảo cổ học cho rằng đây là bằng chứng học sinh hư bị phạt viết những dòng chữ này nhiều lần.

Theo trường Đại học Tübingen, việc phát hiện được lượng lớn “ostraca” như vậy là hiếm có. Nằm gần thành phố Sohag ở bờ Tây sông Nile, Athribis vốn là địa điểm tổ chức các cuộc khai quật trong hơn 100 năm qua. Nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu đã được khởi động tại khu vực rộng 30 ha này từ 2003 khi Đại học Tübingen cùng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cùng thi hành dự án Athribis.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News