Cồn cát trên vệ tinh Titan giống hệt ở Trái đất

Những cồn cát trên bề mặt hành tinh Titan, mặt trăng của sao Thổ, có hình dạng giống như cồn cát, thậm chí rất giống các sa mạc trên Trái đất.

>>> Mặt trăng sao Thổ giống Trái đất bất ngờ

Hình ảnh từ tàu thăm dò Cassini của NASA cho thấy những cồn cát này rất phong phú về hình dạng, cao trên 90m và rộng hơn 1,5km. Tuy nhiên, chúng được cấu thành từ hydrocarbon ở thể rắn, hoá chất tìm thấy trong dầu thô, chứ không phải từ cát.


Mô hình những cồn cát khổng lồ trên Titan

Cồn cát là địa hình chiếm ưu thế thứ hai trên Titan, bao phủ hơn 6 triệu km2, tương đương diện tích nước Mỹ. Do đó, sự hình thành của chúng có thể giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn môi trường kỳ lạ của hành tinh bị mây che phủ này.

Mặc dù giống về hình dạng, cồn cát trên Titan khổng lồ hơn nhiều so với cồn cát ở bán đảo Ả rập hay Namibia trên Trái đất. Chúng rộng trung bình từ 1-2km, dài hàng trăm km, và cao khoảng gần 100m. Tuy vậy, kích thước và khoảng cách khác nhau của chúng cho thấy môi trường chúng hình thành và phát triển.

Sử dụng dữ liệu có được từ tàu thăm dò, Alice Le Gall, nguyên nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm động cơ tên lửa của NASA và cộng sự của ông phát hiện, kích cỡ những cồn cát trên Titan bị kiểm soát bởi ít nhất 2 yếu tố: độ cao và vĩ độ. Càng lên cao các cồn cát càng mỏng và cách xa.

Mỗi mùa trên Titan kéo dài khoảng 7 năm. Do quỹ đạo hình elip của sao Thổ, nam bán cầu của Titan có mùa hè ngắn hơn nhưng lại nóng hơn nên độ ẩm thấp hơn. Hạt cát khô hơn dễ bị gió cuốn đi hình thành nên các cồn cát.

Le Gall cho biết: “Khi những hạt cát này tiến về phía bắc, chúng tôi tin rằng độ ẩm trên bề mặt tăng lên làm cho các phân tử cát khó di chuyển hơn. Kết quả là khó hình thành nên cồn cát”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News