Cơn "khát muối" có thể biến kiến thành loài ăn thịt
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện kiến sẽ chuyển sang ăn những động vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn ở những nơi khan hiếm muối.
Kiến và những động vật khác cần natri để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể và truyền tín hiệu thần kinh. Các mô thực vật thường chứa ít muối, đó là lý do tại sao một số loài ăn cỏ thường liếm tinh thể muối hoặc thậm chí vũng nước tiểu của động vật. Tuy nhiên, tình trạng thiếu muối hầu như không ảnh hưởng tới động vật ăn thịt, theo Inside Science.
Kiến sẽ ăn thịt cho tới khi bù đắp đủ lượng muối bị thiếu trong cơ thể.
Theo Natalie Clay, nhà sinh thái học cộng đồng thuộc Đại học Công nghệ Louisiana ở Ruston, tác giả chính của nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Journal of Animal Ecology, nếu một sinh vật có chế độ ăn linh hoạt, khi thiếu muối, nó có thể dễ dàng chuyển sang ăn thịt cho tới khi nạp đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể. Clay trình bày những phát hiện của mình hồi tháng 8/2018 tại cuộc họp của Hiệp hội Sinh thái Mỹ ở New Orleans.
Để tìm hiểu muối có ảnh hưởng tới lựa chọn chế độ ăn của động vật ăn tạp hay không, Clay và đồng nghiệp gom những con kiến ăn tạp từ 10 cặp địa điểm nằm trên cùng vĩ độ nhưng khác nhau về khoảng cách từ bờ biển để nghiên cứu. Sau đó, họ thả chúng ở 39 vị trí, sau đó so sánh chế độ ăn của những con kiến trong môi trường nhiều muối và ít muối.
Theo các phân tích hóa học về cơ thể kiến, tại những nơi khan hiếm muối, chúng có xu hướng chọn con mồi ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn. Điều này có nghĩa những con kiến bị thiếu muối sẽ nhiều thịt hơn hoặc ăn động vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn để giúp tăng lượng muối trong cơ thể.
Tại hầu hết các cặp địa điểm, vị trí ven biển thường có nhiều muối hơn và kiến ở đây ăn ít thịt hơn. Điều này cho thấy loài kiến đã điều chỉnh chế độ ăn để phù hợp với lượng muối trong môi trường sống, chứ không nơi sinh sống.
Theo Clay, phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu cấu trúc hệ sinh thái, đặc biệt là các loài động vật ăn tạp khác, cũng như đặt ra câu hỏi về tác động của con người đến hệ sinh thái, ví dụ việc rải muối trên đường ở các nước lạnh để làm tan băng tuyết hay làm vương vãi muối ra môi trường trong quá trình khai thác muối mỏ.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
