Con người có thể đã chạm giới hạn tốc độ chạy
Các vận động viên điền kinh hàng đầu như Paula Radcliffe và Usain Bolt có thể đã đạt tới tốc độ cao nhất mà cơ thể con người có thể thực hiện được.
Vận động viên Usain Bolt bỏ xa các đối thủ trong nội dung chạy 100 mét tại Thế vận hội Bắc Kinh năm nay. Ảnh: Daily Mail. |
Nhiều chuyên gia cho rằng một phụ nữ không thể hoàn thành cuộc thi chạy marathon trong khoảng thời gian ngắn hơn hai giờ, 12 phút và 41 giây - nghĩa là ít hơn kỷ lục của Paula Radcliffe đúng 2 phút 44 giây.
Và nam giới không thể chạy nước rút 100 mét trong thời gian ngắn hơn 8,48 giây. Vận động viên Usain Bolt của Jamaica từng gây kinh ngạc tại Thế vận hội Bắc Kinh năm nay với cú chạy 100 mét trong 9,69 giây mặc dù đã giảm tốc độ vì mừng rỡ trước khi cán đích.
Tiến sĩ Mark Denny, một nhà sinh học kiêm vận động viên marathon của Đại học Stanford (Mỹ) đã nghiên cứu khả năng chạy của người, ngựa và chó săn trong nhiều năm. Ông tin rằng nếu không có thuốc, con người và động vật chỉ có thể đạt được một tốc độ tối đa nào đó.
Có nhiều bằng chứng cho thấy ngựa và chó đã đạt tới tốc độ giới hạn của chúng. Sau khi xem xét các tài liệu thống kê từ thế kỷ 19, Mark nhận thấy tốc độ tối đa trong các giải đua ngựa lớn tại Mỹ không tăng kể từ thập niên 70. Thời gian đua của chó cũng không giảm kể từ thập niên 70.
Nghiên cứu của Mark cũng cho thấy dường như phụ nữ đạt tới tốc độ tối đa của con người trước nam giới. Dữ liệu cho thấy tốc độ cao nhất của các vận động viên nữ tăng rất chậm kể từ thập niên 70, trong khi tốc độ của vận động viên nam tăng nhanh hơn.
Sử dụng một mô hình toán học, Mark dự đoán rằng thời gian chạy 100 mét của phụ nữ vẫn còn có khả năng giảm 0.4 giây - nghĩa là sẽ hoàn thành quãng đường trong 10,19 giây.
Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sức mạnh và tốc độ của các vận động viên liên tục được cải thiện trong suốt 100 năm qua nhờ chế độ dinh dưỡng tốt hơn, phương pháp tập luyện khoa học hơn và phương tiện hỗ trợ hiện đại hơn.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween
Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.
Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết
Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?
Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp
Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...
Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"
Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?
Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.
Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc
"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.
Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm