Con người đã biết gì về Zika?
Thai nhi đặc biệt dễ bị dị tật nếu mẹ nhiễm Zika trong 3 tháng đầu; phụ nữ đã mắc virus cần chờ ít nhất 8 tuần mới mang bầu.
Virus Zika truyền bởi muỗi vằn được xác định lần đầu ở thung lũng Zika, Trung Phi vào năm 1947. Nó giờ đây đã lan sang Đông Nam và Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, châu Mỹ, gây nguy hiểm cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngày 5/4, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận 2 trường hợp mắc virus. Dưới đây là những hiểu biết về Zika giới khoa học đã ghi nhận trong thời gian qua, theo LiveScience.
Cấu trúc
Zika virus RNA (+) sợi đơn thuộc họ Flaviridae, nhóm Flavivirus. Nhóm này còn bao gồm virus West Nile, sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản. Cuối tháng 3, Đại học Purdue (Mỹ) lần đầu tiên công bố hình ảnh về virus Zika. Phát hiện được cho là hữu ích trong việc phát triển phương pháp điều trị, phân biệt với các virus liên quan và điều chế vắc xin.
Bề mặt virus Zika. (Ảnh: Purdue University).
Triệu chứng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ một trên năm người nhiễm Zika sẽ phát bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc; thường nhẹ, xuất hiện 2-7 ngày sau khi bị muỗi cắn, kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Hầu hết bệnh nhân có ít hoặc không biểu lộ dấu hiệu và không biết mình nhiễm virus.
Nguy cơ
Zika hiếm khi gây tử vong hoặc nhập viện nhưng rất nguy hiểm với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Zika bị cho là liên quan đến các dị tật bẩm sinh trong đó có bệnh đầu nhỏ, gây tổn thương não nghiêm trọng ở trẻ. Theo Tổ chức Y tế Pan American, thai nhi đặc biệt dễ mắc dị tật nếu mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, Zika còn có thể gây sảy thai. Ở người lớn, Zika dẫn đến hội chứng Guillain-Barre, một dạng tê liệt.
Ngoài muỗi, Zika truyền qua đường máu và quan hệ tình dục. Theo các chuyên gia, không phải phụ nữ mà chính nam giới mới là đối tượng dễ bị virus tấn công rồi làm lây lan dịch bệnh vì virus sống được trong tinh dịch.
Zika bị cho là gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, nguy cơ rất cao nếu bà bầu nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh: Independent).
Điều trị
Zika thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Nếu phát hiện bệnh nhân nhiễm Zika, chuyên gia y tế sẽ chỉ định nghỉ ngơi để cơ thể tự chống lại virus. Bên cạnh đó, acetaminophen or paracetamol được sử dụng để hạ sốt, giảm đau.
Hiện tại chưa có vắc xin hay thuốc phòng ngừa, chữa trị Zika. WHO dự báo một số vắc xin sẽ được thử nghiệm cuối năm nay nhưng lưu ý sẽ mất nhiều thời gian trước khi ứng dụng rộng rãi.
Phòng tránh
Để phòng tránh virus Zika, người dân các nước trên thế giới được khuyến cáo hạn chế hoạt động ngoài trời, mặc quần áo dài tay, diệt muỗi quanh nơi ở, tránh đi du lịch đến vùng virus đang hoành hành.
CDC khuyến cáo đàn ông được xác nhận mắc Zika, xuất hiện triệu chứng hoặc đang ở vùng dịch nên ngừng sex hoặc luôn mang bao cao su trong 6 tháng. Nếu ở vùng dịch nhưng không nhiễm virus, họ vẫn được khuyên ngừng quan hệ hoặc sử dụng bao cao su trong 8 tuần. Đối với phụ nữ, cần chờ ít nhất 8 tuần mới thụ thai nếu đã bị Zika tấn công.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
