Con người đã có thể giao tiếp trong giấc mơ

Trong một thí nghiệm do Công ty phát triển công nghệ thần kinh REMspace tiến hành, 2 tình nguyện viên đã thành công giao tiếp trong giấc mơ của họ.

Hai tình nguyện viên có giấc mơ sáng suốt và trao đổi thông điệp đơn giản bằng thiết bị đặc biệt. Giấc mơ sáng suốt chỉ trạng thái nhận thức được mình đang mơ, xuất hiện ở giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) và rất giàu ứng dụng tiềm năng – từ giải quyết vấn đề sinh lý đến học kỹ năng mới.

Con người đã có thể giao tiếp trong giấc mơ
Thành công trên là kết quả của gần 5 năm nghiên cứu nghiêm ngặt và phát triển công nghệ.

REMspace đặt mục tiêu biến giai đoạn ngủ REM thành bước đột phá mang tính cách mạng tiếp theo sau trí tuệ nhân tạo (AI). Công ty khẳng định ngủ REM - không chịu giới hạn lẫn quy tắc vật lý như thực tế - cho phép mọi người tự do nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm, trải nghiệm khoái cảm và đau đớn, thậm chí thay đổi cơ thể hay giới tính của mình.

Thí nghiệm giao tiếp trong giấc mơ

Ở lần thí nghiệm ngày 24/9, tình nguyện viên ngủ tại nhà riêng. Sóng não cùng dữ liệu giấc ngủ của họ được theo dõi từ xa bởi thiết bị đặc biệt. Máy chủ khi phát hiện tình nguyện viên đầu tiên bước vào giấc mơ sáng suốt sẽ tạo ra một từ Remmyo (ngôn ngữ giấc ngủ) ngẫu nhiên rồi gửi qua tai nghe. Tình nguyện viên lặp lại từ này trong giấc mơ, máy chủ ghi lại phản hồi.

8 phút sau đó tình nguyện viên thứ hai bước vào giấc mơ sáng suốt và nhận được thông điệp lưu trữ của người trước – đánh dấu thí nghiệm thành công.

Thành công trên là kết quả của gần 5 năm nghiên cứu nghiêm ngặt và phát triển công nghệ. Sau lần thí nghiệm đầu tiên, REMspace đang nỗ lực cải tiến nhằm đạt kết quả tốt hơn ở những lần sau.

“Ngày trước, khái niệm "giao tiếp trong mơ" nghe như khoa học viễn tưởng, nhưng trong tương lai sẽ phổ biến đến mức chúng ta không thể tưởng tượng cuộc sống ra sao nếu thiếu công nghệ này”, theo Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành REMspace Michael Raduga. Công ty dự kiến vào năm sau tung ra thiết bị LucidMe PRO theo dõi điện não đồ, điện quang mắt, điện cơ đồ cũng như từng giai đoạn ngủ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chip lượng tử của Google đánh bại siêu máy tính nhanh nhất

Chip lượng tử của Google đánh bại siêu máy tính nhanh nhất

Thí nghiệm trên bộ xử lý Sycamore 67 qubit của Google cho thấy hoạt động tiến vào " pha nhiễu yếu", trong đó các tính toán đủ phức tạp để vượt qua siêu máy tính.

Đăng ngày: 17/10/2024
Hàn Quốc nghiên cứu thành công kỹ thuật

Hàn Quốc nghiên cứu thành công kỹ thuật "chỉnh sửa đơn nguyên tử" đầu tiên trên thế giới

Trong hàng ngàn năm, nhân loại đã luôn phải đi đường vòng, sử dụng nhiều bước phản ứng chỉ để thay đổi một nguyên tử duy nhất trong một phân tử. Nhưng kể từ bây giờ, mọi chuyện sẽ thay đổi!

Đăng ngày: 16/10/2024
Chế tạo loại pin có thể tạo điện từ bầu khí quyển trên sao Hỏa

Chế tạo loại pin có thể tạo điện từ bầu khí quyển trên sao Hỏa

Nhân loại đang chuẩn bị hạ cánh và khám phá sao Hỏa trong vài năm tới. Nhưng trước hết cần đảm bảo nguồn năng lượng ổn định cho căn cứ, robot tự hành cùng loạt thiết bị cần thiết khác.

Đăng ngày: 10/10/2024
Trung Quốc phát triển công nghệ laser âm thanh siêu mạnh

Trung Quốc phát triển công nghệ laser âm thanh siêu mạnh

Laser âm thanh được tạo ra bằng cách điều khiển các hạt phonon, có tiềm năng ứng dụng lớn trong y tế và thám hiểm biển sâu.

Đăng ngày: 09/10/2024
Thiết kế máy bay AI không cần phi công

Thiết kế máy bay AI không cần phi công

Máy bay chở khách AI của công ty Embraer được thiết kế để bay tự động hoàn toàn và không có buồng lái như máy bay thông thường.

Đăng ngày: 09/10/2024
Động cơ giúp máy bay đạt tốc độ Mach 6

Động cơ giúp máy bay đạt tốc độ Mach 6

Động cơ phản lực dòng thẳng tích hợp động cơ tên lửa kích nổ xoay của Venus Aerospace có thể đẩy máy bay tới tốc độ hơn 7.400km/h.

Đăng ngày: 08/10/2024
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt dưới đường sắt

Hệ thống điện mặt trời lắp đặt dưới đường sắt

Startup Thụy Sĩ phát triển dự án lắp đặt pin mặt trời có thể tháo dỡ ngay dưới đường sắt, dự kiến triển khai vào năm 2025.

Đăng ngày: 07/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News