Con người sẽ sống trên sao Hỏa?

Điều kiện hiện tại trên hành tinh đỏ là vô cùng khắc nghiệt đối với con người. Muốn tồn tại được ở đó, trước hết chúng ta phải “trải một tấm thảm xanh” trên bề mặt của hành tinh lạnh lẽo này.

Vậy, chúng ta cần làm gì để biến hành tinh đỏ thành màu xanh? Để bắt đầu, cần làm toàn bộ hành tinh băng giá này ấm lên, và đây chính là sở trường của chúng ta.

Con người sẽ sống trên sao Hỏa?

Các thiết bị thăm dò sao Hỏa đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh rằng sao Hỏa đã từng rất ấm khi còn trẻ. Nó có những dòng sông đổ nước ra những đại dương bao la.

Còn ở trái đất thì chúng ta biết rất rõ cách làm cho bầu khí quyển nóng lên: chỉ cần thải ra thật nhiều khí nhà kính. Phần lớn lượng carbon dioxide CO2 đã từng sưởi ấm sao Hỏa vẫn còn đó, chúng bị đóng băng trong các lớp đất đá và băng trên sao Hỏa, và nước cũng vậy. Tất cả những gì mà hành tinh đỏ này cần là “một người làm vườn với một túi tiền khổng lồ”.

Nhà khoa học Chris McKay thuộc NASA cho biết: “Chúng ta chỉ cần làm ấm sao Hỏa và ươm vài hạt giống. Sao Hỏa sẽ tự nó làm phần lớn các công việc cải tạo còn lại”.

Các khí nhà kính perfluorocarbons sẽ được tổng hợp từ các thành phần có trong đất và không khí ở sao Hỏa, sau đó chúng sẽ trôi vào bầu khí quyển. Những khí này sẽ làm hành tinh đỏ ấm lên, kéo theo sau là việc giải phóng khí CO2 bị đóng băng; CO2 này lại tiếp tục đóng góp vào quá trình sưởi ấm và làm tăng áp suất khí quyển đến giới hạn mà nước có thể chảy được.

Trong lúc đó, những nhà khai hoang đến từ trái đất sẽ gieo sự sống trên vùng hoang mạc này bằng một chuỗi những hệ sinh thái – đầu tiên là các loài vi khuẩn và địa y (những loài này chịu được điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực trên trái đất), sau đó đến các loài tảo; và sau vài thiên niên kỷ, các rừng cây thân gỗ sẽ xuất hiện. Phải mất thêm vài thiên niên kỷ nữa để lượng oxy phóng thích từ các rừng cây này đủ để có thể thở được.

Những nhà khoa học nhiệt huyết với dự án này đang mơ về những thành phố trên sao Hỏa. McKay nói: ”Chúng ta sẽ sống trên sao Hỏa theo cách mà chúng ta sống trên Bắc Cực. Hiện tại giấc mơ này còn rất nhiều trở ngại để có thể trở thành hiện thực, nhưng bài học chúng ta học được từ dự án cải tạo sao Hỏa sẽ giúp chúng ta biết trân trọng và giữ gìn trái đất của chúng ta”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News