Con người tự đưa mình đến cuộc “đại tuyệt chủng” kinh hoàng bậc nhất
Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo rằng, sự biến đổi khí hậu do chính con người tạo ra đang khiến chúng ta tiến nhanh hơn tới cuộc “Đại tuyệt chủng lần thứ 6”. Đáng chú ý, cuộc đại tuyệt chủng này còn có thể diễn ra cực kỳ khủng khiếp giống như sự kiện tiểu hành tinh va vào Trái đất và hủy diệt loài khủng long.
Từ lúc hình thành cho đến nay, Trái đất đã trải qua 5 cuộc Đại tuyệt chủng cực kỳ kinh hoàng. Trong đó, Permi – Trias là cuộc đại tuyệt chủng đáng sợ nhất khi có hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn của “hành tinh xanh” đã bị xóa sổ hoàn toàn.
Việc tàn phá thiên nhiên vô tội vạ của con người đã khiến Trái Đất có nguy cơ xảy ra cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 và sự kiện tuyệt chủng này diễn ra hết sức khủng khiếp giống như từng hủy diệt hoàn toàn loài khủng long.
Tiếp đó thì phải kể đến cuộc đại tuyệt chủng Creta – Paleogen xảy ra vào cuối kỷ Creta cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh. Dựa vào những bằng chứng khảo cổ học được tích lũy qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng, sau cuộc đại tuyệt chủng này, có hơn 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng và hiện tại, Trái Đất đang có nguy cơ tái diễn một cuộc đại tuyệt chủng có quy mô lớn như thế này.
Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng này phần lớn là do con người. Bởi vì, việc tàn phá thiên nhiên, xả chất thải cũng như các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp đang khiến Trái Đất ngày càng nóng lên. Qua đó khiến băng tan nhanh và biến nhiều vùng đất bị cô lập làm các loài động vật, thực vật khác bị ảnh hưởng về quá trình tiến hóa cũng như cuộc sống thường ngày.
Cần phải nhớ rằng, hiện nay, tình trạng xả khí thải của nhiều nhà máy trên toàn thế giới đang là một trong những hiểm họa đáng sợ nhất của thiên nhiên hoang dã trên Trái Đất. Trong khi đó, những cánh rừng hoang sơ, nơi có thể hút bụi bặm, hút khí CO2 và sản xuất khí O2 đang ngày càng bị thu hẹp dần. Chưa kể, rác thải tràn lan trên biển khiến vô số cá thể các loài bị tử vong.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự đa dạng sinh thái trên toàn Trái đất đang ngày càng bị thu hẹp mà nguyên nhân dẫn tới việc này chủ yếu là do con người.
Vì lợi ích cá nhân, con người đã khai thác thiên nhiên một cách vô tội vạ khiến nhiều loài vật bị dồn tới bờ vực tuyệt chủng. Dù có nhiều phương án giải quyết, nhưng khi thực hành lại không thể đạt hiệu quả cao vì những người thực sự muốn bảo vệ thiên nhiên quá ít so với con số đang tàn phá thiên nhiên.
Chính vì vậy, các nhà khoa học buộc phải lên tiếng cảnh báo rằng, nếu tình trạng tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống vẫn cứ tiếp tục như hiện nay thì con người chắc chắn sẽ tự đưa mình tới sự kiện đại tuyệt chủng lần thứ 6 sớm hơn dự kiến. Thậm chí, cuộc đại tuyệt chủng này còn có khả năng diễn biến khủng khiếp như lần khiến loài khủng long bị tuyệt diệt.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
