Con ong tạo ra đội quân bất tử với hàng triệu bản sao

Các nhà khoa học phát hiện ra loại ong có thể tạo ra các bản sao hoàn hảo của chính mình và sử dụng các bản sao đó để xâm nhập vào tổ của đối thủ.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, một con ong mật Nam Phi không thay đổi cấu trúc DNA của nó khi đẻ trứng.

Điều này cho phép nó tạo ra các bản sao hoàn hảo của chính mình và khiến con ong này gần như bất tử.

Theo nghiên cứu, con ong mật mà các nhà khoa học theo dõi tạo ra hàng triệu con ong bằng cách sinh sản vô tính trong ba thập kỷ qua.

Con ong tạo ra đội quân bất tử với hàng triệu bản sao
Một con ong mật Nam Phi đã nhân bản chính nó hàng triệu lần. (Ảnh: Shutterstock).

Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản mà con mẹ sinh ra các con non giống hệt mình mà không cần tới tinh trùng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ hoặc từ tế bào trứng nhờ nguyên phân.

"Thật không thể tin nổi. Đó là một sự rối loạn chức năng đáng kinh ngạc", Benjamin Oldroyd, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư di truyền học hành vi tại Đại học Sydney cho hay.

Sinh sản vô tính không phải là điều hiếm thấy ở côn trùng. Dù vậy, thông thường, các con non sẽ có cấu tạo gene khác nhau.

Nhưng ong mật Nam Phi thì khác. Nó dường như luôn tạo ra bản sao hoàn hảo về DNA của nó khi sinh sản.

Tuy nhiên, lũ ong con lại gây rắc rối cho đàn ong của chúng và tổ ong đối thủ. Nguyên nhân là bởi trong tổ, chỉ có ong chúa mới có khả năng sinh sản. Nếu ong thợ có khả năng đẻ con, tổ ong sẽ bị rối loạn.

"Cuối cùng, những con ong thợ chỉ quanh quẩn với việc đẻ trứng mà không làm được gì cả. Thuộc địa bị mất và những con ong "nhân bản vô tính" sẽ lây lan sang các thuộc địa khác", Oldroyd cho biết.

Theo Oldroyd, hiện tượng này giết chết khoảng 10% đàn ong Nam Phi mỗi năm và giống như “một căn bệnh ung thư xã hội có thể lây truyền”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus sống sót sau 15.000 năm tuổi dưới sông băng Tây Tạng

Virus sống sót sau 15.000 năm tuổi dưới sông băng Tây Tạng

Các nhà khoa học nghiên cứu sông băng tìm thấy virus gần 15.000 năm tuổi trong hai mẫu vật lõi băng lấy từ cao nguyên Tây Tạng.

Đăng ngày: 22/07/2021
Giải mã

Giải mã "cơn sốt" Mộc Hương - loài cây đắt đỏ sánh ngang lan đột biến

Nhìn như cây dại nhưng loài cây này kỳ thực có giá đắt không tưởng nhờ mùi hương độc đáo và nhiều công dụng hữu ích.

Đăng ngày: 21/07/2021
Những điều bạn chưa biết về khoai tây: Có họ hàng với cà chua, cà tím và nhiều cây có độc

Những điều bạn chưa biết về khoai tây: Có họ hàng với cà chua, cà tím và nhiều cây có độc

Khoai tây là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết loại củ hiền lành này lại là bà con gần với cà chua, cà tím, cùng họ với những cây đáng sợ ngay từ cái tên như cà độc dược.

Đăng ngày: 20/07/2021
Giải mã được bí ẩn: Làm cách nào các tế bào thực vật biết thời điểm ngừng phát triển

Giải mã được bí ẩn: Làm cách nào các tế bào thực vật biết thời điểm ngừng phát triển

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science tháng trước, Sablowski và đồng nghiệp đã tiết lộ cách mà thực vật thực hiện sự điều chỉnh này: Các tế bào sử dụng chính DNA làm thước đo.

Đăng ngày: 20/07/2021
Phát hiện mới cho thấy: Tảo cũng có thể mang giới tính thứ ba

Phát hiện mới cho thấy: Tảo cũng có thể mang giới tính thứ ba

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo và một số các trường đại học Nhật khác đã phát hiện ra một loại tảo xanh có tên gọi Pleodorina starii với 3 giới tính rõ rệt.

Đăng ngày: 20/07/2021
Muỗi hút máu

Muỗi hút máu "bợm nhậu" thì có bị say không?

Những con muỗi đốt người uống rượu thì chúng có bị say hay không là điều mà không ít người thắc mắc.

Đăng ngày: 20/07/2021
Trung Quốc tiến hành thu hoạch vụ

Trung Quốc tiến hành thu hoạch vụ "lúa vũ trụ" đầu tiên

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hoạch vụ lúa đầu tiên từ những hạt giống từng đưa lên lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất trên tàu Chang'e-5.

Đăng ngày: 19/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News